DANH MỤC SẢN PHẨM

Cách Để Chọn Cảm Biến Nhiệt Độ Sao Cho Đúng

Mỗi ngày trong các xí nghiệp công nghiệp, người ta thực hiện hàng tỷ phép đo nhiệt độ để có thể theo dõi và đảm bảo nhiệt độ của các bể chứa, lò nung và đường ống. Một cảm biến nhiệt độ sẽ được sử dụng để thực hiện các phép đo này. Vậy cảm biến nhiệt độ là gì? Làm thế nào để chọn đúng và phù hợp cảm biến nhiệt độ? Những lưu ý khi chọn một cảm biến nhiệt độ là gì? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn giải đáp chi tiết những thắc mắc này.

cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ

Định nghĩa về cảm biến nhiệt độ

Cảm biến nhiệt độ, còn được gọi là "Sensor nhiệt độ", là một thiết bị dùng để đo sự thay đổi nhiệt độ của đối tượng đo. Nó có chức năng xử lý và gửi thông tin đến một vị trí khác để giám sát. Cảm biến nhiệt độ cũng có thể được gọi là cặp nhiệt điện.

Nguyên lý hoạt động của cảm biến nhiệt dựa trên sự thay đổi điện trở của kim loại với sự thay đổi nhiệt độ. Cảm biến nhiệt bao gồm 2 dây kim loại khác nhau được nối với một đầu lạnh (đầu chuẩn) và đầu nóng (đầu đo)

Tùy vào mục đích, các điều kiện của cảm biến nhiệt công nghiệp khác nhau được chia thành nhiều loại. Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại cảm biến nhiệt, tuy vậy về cơ bản, cảm biến nhiệt được chia làm 4 loại chính: Thermocouple, RTD, Thermistor, I.C Sensor.

Cách để chọn mua đúng cảm biến nhiệt độ

Lựa chọn loại cảm biến nhiệt độ phù hợp sẽ giúp tăng độ chính xác của phép đo và độ bền của bình giữ nhiệt. Hiện nay trên thị trường có rất nhiều loại và nhãn hiệu cảm biến nhiệt độ khác nhau khiến bạn khá đau đầu khi lựa chọn. Để chọn được loại cảm biến nhiệt độ phù hợp, chúng ta cần xác định chính xác loại phích cần mua.

Cảm biến nhiệt độ loại dây

Đối với loại, loại cảm biến này còn được gọi là dây dò nhiệt, đầu dò nhiệt, chúng thường có cấu tạo dây dài thích hợp với những vị trí có diện tích nhỏ. Đầu dò nhiệt độ loại dây có 2 loại RTD ( Pt100 3 dây) và Thermcouple (Loại K, J - 2 dây,…). Trong đó, loại RDT thông thường được sử dụng phổ biến hơn trong các nhà máy, xí nghiệp với thang nhiệt độ có thể đo được là -40oC - 200oC hoặc 0oC -400oC.

cảm biến nhiệt độ dây

Cảm biến nhiệt độ dây

Thang đo nhiệt độ của cảm biến nhiệt loại dây:

  1. 0 - 400oC
  2. -20 - 150oC
  3. -40 - 200oC
  4. -50 - 240oC

Các loại cảm biến nhiệt độ loại dây:

  1. Pt100 2 dây, 3 dây, 4 dây
  2. Pt1000 2 dây, 3 dây, 4 dây
  3. Ni100 2 dây, 3 dây, 4 dây
  4. PTC 1 kohm tại 25oC
  5. NTC 10 Kohm tại 25oC
  6. hermocouple type J (Fe-Co)
  7. Thermocouple type K (Cr-Al)
  8. TC T (Cu-Co)

Khi nắm rõ những thông số của cảm biến nhiệt độ như: loại đầu cảm biến nhiệt độ, đường kính & độ dài đầu dò nhiệt độ, thang đo nhiệt độ, loại dây kết nối (ren hoặc không ren), độ dài dây tín hiệu chúng ta có thể tự tin để chọn đúng loại cảm biến nhiệt độ cần sử dụng.

Cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành (Head MoutFed)

Được thiết kế chắc chắn với thân làm bằng inox bảo vệ đầu dò bên trong, điều này giúp cho cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành không bị cháy lõi bên trong dù đo ở nhiệt độ cao.Trong những trường hợp cần đo ở nhiệt độ cao hơn 1200oC thì chúng ta phải sử dụng can sứ để chắc chắn lõi bên trong không bị cháy.

cảm biến nhiệt độ củ hành

Cảm biến nhiệt độ đầu củ hành

Thang đo nhiệt độ của cảm biến nhiệt độ loại đầu của hành:

  1. Pt100 / Pt1000 : -80-600oC , -200-850oC , -80 – 250oC , -40 – 500oC
  2. Thermocouple loại J / T : max 600oC
  3. Thermocouple ( TC ) loại K stanless steel : max 1100oC
  4. TC loại K sứ : max 1200oC
  5. Thermocouple loại S sứ : max 1600oC
  6. TC loại R sứ : max 1600oC
  7. TC loại B sứ : max 1700oC

Khác với loại cảm biến nhiệt độ có đầu cảm biến làm bằng kim loại, loại can sứ có đầu cảm biến bọc sứ nến có thể chịu được nhiệt độ cao hơn. Tuy nhiên loại can sứ rất dễ bị vỡ phần sứ bọc ở đầu do tác động bên ngoài hoặc do giãn nỡ nhiệt độ đột ngột.

Xem thêm: Tổng Quan Về Công Dụng Của Đồng Hồ Vạn Năng

Các thông số liên quan đến cảm biến nhiệt độ

Ren kết nối của cảm biến nhiệt độ:

  1. Kết nối ren ngoài G 1/8", G 1/4", G 1/2"
  2. Kiểu kết nối Clamp dùng cho thực phẩm
  3. Kiểu kết nối dạng mặt bích chịu áp suất cao
  4. Kết nối ren trong G1/4″, G 1/2"

Chiều dài đầu dò:

Que cảm biến có nhiều độ dài khác nhau tùy thược vào loại cũng như nhu cầu sử dụng. Tiêu chuẩn chiều dài que cảm biến thường có các độ dài sau:

  1. 50mm, 100mm,200mm

Ngoài ra còn có các độ dài que khác có thể lựa chọn :

  1. 250mm, 300mm, 400mm, 450mm, 500mm, 600mm, 700mm,800mm, 900mm, 1000mm.

Đường kính đầu dò cảm biến:

Loại cảm biến nhiệt độ dạng dây sẽ có các đường kính đầu dò là 4mm,6mm,8mm.

Loại cảm biến nhiệt độ loại đầu củ hành (Head Mounted) có các đường kính là: 6mm,8mm,10mm,12mm

Bên cạnh đó có thêm 1 số đường kính đối với các loại đặc biệt:

  1. Đường kính không chuẩn Ø 13mm
  2. Loại đường kính Ø 17mm
  3. Đường kính đặc biệt Ø 21mm
  4. Ø 24mm / 32mm cho can nhiệt loại S , can nhiệt loại R , can nhiệt loại B.

Ngoài những thông số trên chúng ta cũng cần lưu ý thêm về kiểu kết nối của cảm biến nhiệt độ; môi trường đo nhiệt độ: nước , hoá chất , khí , hơi nóng; tiêu chuẩn Atex được dùng cho cảm biến nhiệt độ Atex trong môi trường nguy hiểm như Zone 0, zone 1, zone 2, zone 20, zone 21, zone 22.

Khi nắm rõ những thông số của cảm biến nhiệt độ chúng ta có thể tự tin để chọn đúng loại cảm biến nhiệt độ cần sử dụng.

Lời kết

Mong rằng với những thông tin chúng tôi đã cung cấp ở trên, mọi người có thể lựa mua được cảm biến nhiệt độ phù hợp với nhu cầu. Nếu cần tư vấn thêm về cảm biến nhiệt độ mọi người hãy liên hệ trực tiếp với EI INDUSTRIAL để nhận được sự tư vấn.

Xem thêm: Hướng Dẫn Sử Dụng Máy Đo Cường Độ Ánh Sáng



 

Thẻ:Tin Tức

Xem thêm bài viết