Lựa chọn mô hình bán hàng là một trong những việc quan trọng khi bắt đầu kinh doanh vì nó ảnh hưởng đến kết quả của hoạt động kinh doanh. Cùng Halana tìm hiểu ngay 4 mô hình bán hàng dưới đây nhé!
4 mô hình bán hàng phổ biến hiện nay
Mô hình bán hàng là gì?
Mô hình bán hàng được hiểu là chiến lược cốt lõi của công ty để kinh doanh có lãi. Hay nói chính xác là xác định được sản phẩm/ dịch vụ mà họ có kế hoạch bán, bao gồm thị trường mục tiêu cũng như các khoản chi phí dự kiến cho Marketing.
Mô hình kinh doanh rất quan trọng đối với mọi doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn, nó giúp các công ty mới đang phát triển thu hút giới đầu tư, tạo động lực làm việc cho đội ngũ nhân viên. Riêng các công ty đã thành lập từ lâu, thì mô hình kinh doanh giúp họ dự đoán được các xu hướng và thách thức hiện tại lẫn tương lai.
Các mô hình bán hàng trong nền kinh tế hiện nay
Bán hàng B2C (Business to Customer)
Mô hình bán hàng B2C là hình thức cung cấp sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp bạn trực tiếp đến người tiêu dùng cuối cùng. Hoạt động bán hàng B2C rất cần các kỹ năng bán hàng cá nhân và khả năng thuyết phục khách hàng tốt. B2C đơn giản chỉ là thuyết phục một đối tượng khách hàng vào một thời gian nhất định, vì vậy, bạn chỉ cần nắm bắt tâm lý của người mua tốt và cộng với một vài kỹ thuật chốt sales.
Mô hình bán hàng B2C
Bán hàng B2C có các điểm đặc trưng:
- Quy trình bán hàng diễn ra không phức tạp và nhanh chóng
- Cần tạo ấn tượng với khách hàng tốt ngay lần đầu gặp mặt
- Xử lý thông tin nhanh và đưa hoạt động bán hàng kết thúc trong thời gian ngắn.
- Số lượng người quyết định mua hàng ít (thường chỉ từ 1 đến 2 người) nên không mất quá nhiều thời gian và nguồn lực cho sales.
- Đặc biệt, marketing cũng là cách thức bán hàng khá hiệu quả trong B2C, các bài content có nội dung tốt cũng là phương thức bán hàng tăng doanh số cho mô hình này.
Bán hàng B2B (Business to Business)
Việc cung cấp sản phẩm và dịch vụ giữa doanh nghiệp và doanh nghiệp, trong bán hàng B2B phần lớn người ta quan tâm đến năng lực của nhau, chính thế mô hình này rất khác biệt so mô hình bán hàng B2C. Nhiều sales B2C sau khi nhảy qua bán hàng B2B thường bị hụt hẫng, vì cứ nghĩ cũng là bán hàng thôi nhưng những kỹ năng và kỹ thuật của B2C không phù hợp với B2B (chỉ có tư duy được đào tạo để bán hàng thành công thì có thể áp dụng được).
B2B quan tâm đến con số hơn thương hiệu cá nhân của người bán: bán hàng B2B cần có quy trình tiếp cận, ở những bước đầu của việc tiếp cận và lựa chọn đơn vị cung cấp người ta thường sẽ quan tâm đến hồ sơ năng lực, các dự án bạn đã làm, các chứng nhận về sản phẩm dịch vụ, cam kết kèm theo…
Mô hình bán hàng B2B
Trong bán hàng B2B, việc quyết định không nằm ở một người (đôi khi chỉ cần 1 người quyết định), nên trong B2B thường có một hội đồng đánh giá bao gồm: Người sử dụng, người mua, người ảnh hưởng, người quyết định…Vì vậy, đối với từng cấp bạn cần phải xây dựng chiến lược tiếp cận phù hợp.
Chính vì độ phức tạp của B2B nên rất cần một người sales: Có nhiều kiến thức, đủ độ chuyên nghiệp, kiên nhân đeo bám, kỹ năng nhiều hơn.
Nếu bạn đang quan tâm đến việc bán hàng B2B trên sàn TMĐT để tăng nhanh doanh số cho doanh nghiệp thì bạn có thể tìm hiểu và đăng ký bán hàng tại sàn Halana.vn tại link bên dưới nhé!
Link đăng ký: tài khoản bán hàng tại Halana.vn
Các doanh nghiệp bán hàng tại Halana có cơ hội:
- Tạo gian hàng hoàn toàn miễn phí và được hỗ trợ up sản phẩm.
- Tiếp cận được hơn 13000 nhà mua hàng là doanh nghiệp trong nước và các doanh nghiệp toàn cầu.
- Có nhiều đối tác vận chuyển trên toàn quốc nên giúp vận chuyển hàng hóa nhanh chóng.
- Có các phần mềm, công cụ hỗ trợ bán hàng cho doanh hiệu như phần mềm quản lý
- Dịch vụ chăm sóc quan tâm khách hàng tận tâm.
- Chức năng báo giá sản phẩm chỉ trong 1 click chuột.
B2B2C (Business to Business to customer)
Doanh nghiệp của bạn đã từng bán sản phẩm, hàng hóa vào các siêu thị, chuỗi cửa hàng,…Sản phẩm của doanh nghiệp sau khi được cung ứng cho siêu thị sẽ được nhân viên trưng bày lên các quầy, kệ và tiếp theo khách hàng sẽ đến để lựa chọn trực tiếp và mua hàng.
Mô hình bán hàng B2B2C
Đây là một mô hình kinh doanh bằng sự hợp tác giữa hai doanh nghiệp (B2B) với nhau để sản xuất và cung cấp các sản phẩm và dịch vụ sau đó đến tay người dùng cuối cùng (B2C). Mô hình bán hàng B2B2C này gồm có 3 chủ thể: 1 doanh nghiệp sản xuất sản phẩm, 1 doanh nghiệp là đối tác để phân phối và người dùng cuối.
Mô hình này đã loại bỏ được sự hạn chế trong việc bán hàng qua những nhà bán lẻ và phân phối trung gian. Điều đó giúp cho quá trình bán hàng với khách hàng được diễn ra rất nhanh chóng và thuận lợi. Hoặc doanh nghiệp sản xuất có thể thông qua các nền tảng bán hàng như sàn thương mại điện tử (TMĐT) hoặc những kênh phân phối logistics. Tuy nhiên, phương thức bán hàng này cũng có nhược điểm là nhà sản xuất sản phẩm không được quyền truy cập thông tin của khách hàng cuối. Việc thiếu nguồn dữ liệu của người dùng cuối sẽ trở thành một thách thức khá lớn đối với doanh nghiệp.
Mô hình bán hàng B2G (Business to Government)
Mô hình bán hàng B2G này bao gồm tất cả những loại quan hệ giữa doanh nghiệp với các cơ quan công quyền. Dịch vụ công cộng là điểm liên lạc cho những vấn đề pháp lý nhưng họ cũng có thể tương tác với doanh nghiệp bằng hình thức “vận động hành lang”. Hoặc một loại hình thức hợp tác thứ ba giữa những công ty và cơ quan công quyền cũng được xem là mô hình B2G – quan hệ đối tác công tư (the public-private partnership – PPP).
Mô hình bán hàng B2G
Điểm đặc trưng của phương thức bán hàng này là: Cơ quan công quyền có thể hỗ trợ doanh nghiệp và các sản phẩm của doanh nghiệp được quảng bá và kết nối kinh doanh qua nhiều phương thức như hội nghị giao lưu văn hóa, hội nghị xúc tiến đầu tư,… Hình thức kinh doanh này phụ thuộc vào ngân sách nhất định được nhà nước phê duyệt hàng năm.
Lời kết
Trên đây là 4 mô hình bán hàng phổ biến nhất hiện nay. Mong rằng bài viết này sẽ hữu ích đối với bạn đọc. Truy cập website Halana thường xuyên để cập nhật thêm nhiều kiến thức bổ ích và thú vị nhé!