Nếu bạn đang quan tâm về ngành công nghiệp điện lực, sản xuất điện lực và tình hình công nghiệp điện lực tại Việt Nam thì cũng theo dõi bài viết dưới đây của Halana nhé!

Ngành công nghiệp điện

Đôi nét về sản xuất điện năng

Điện lực hay điện năng là năng lượng cung cấp bởi dòng điện. Cụ thể, nó là công cơ học  thực hiện bởi điện trường lên các điện tích di chuyển trong nó. Năng lượng sinh ra bởi dòng điện trong một đơn vị đo thời gian là công suất điện. Sản xuất điện năng là giai đoạn đầu tiên trong quá trình cung cấp điện năng đến người tiêu dùng, các giai đoạn tiếp theo là truyền tải và phân phối điện năng.

Thực chất của sản xuất điện năng là sự biến đổi các dạng năng lượng khác sang năng lượng điện hay điện năng, dòng điện xuất hiện sau khi lưới điện được nối với mạng tiêu thụ. Điện năng được sản xuất ra theo nhiều cách khác nhau, phần lớn được sản xuất bởi các máy phát điện tại các nhà máy điện, chúng có chung nguyên tắt hoạt động là các nguyên lý động điện (định luật cảm ứng điện của Michael Faraday), các hình thức khác như trong pin, ắc quy, tế bào nhiên liệu hay từ năng lượng mặt trời,…

Quá trình hình thành và phát triển ngành điện lực

Năm 1775, Alessandro Volta đã nghiên cứu và cho ra đời Electrophorus, một thiết bị tạo ra điện tích cho vật, và năm 1800 Volta phát triển pin Volta, chính là tiền thân của pin hiện đại. Thế kỷ 19 người ta mới bắt đầu tập trung nghiên cứu lĩnh vực này. Những phát triển nổi bật trong thế kỷ này bao gồm nghiên cứu của Georg Simon Ohm với sự liên hệ định lượng giữa cường độ dòng điện và hiệu điện thế trên hai đầu của vật dẫn vào năm 1827.

Sự phát hiện của Michael Faraday về hiện tượng cảm ứng điện từ năm 1831, và lý thuyết của James Clerk Maxwell về sự thống nhất giữa từ học và điện học trong bản luận Electricity and Magnetism năm 1873 của ông. Năm 1885 Đại học College London thành lập trưởng khoa điện kỹ thuật đầu tiên ở Anh quốc. Sau đó Đại học Missouri thành lập khoa đầu tiên về kỹ thuật điện ở Hoa Kỳ năm 1886. Đến cuối thế kỷ 19, các hoạt động liên quan đến kỹ thuật điện đã tăng lên mạnh mẽ.

Những năm sau đã nổ ra sự cạnh tranh gay gắt giữa Tesla và Edison, gọi là “Chiến tranh dòng điện”, xung quanh vấn đề lựa chọn phương pháp truyền tải dòng điện. Dòng điện xoay chiều đã lấn át và thay thế dòng điện một chiều trong các máy phát điện và phân phối năng lượng diện, làm mở rộng rất lớn phạm vi và nâng cao tính an toàn và hiệu suất trong phân phối năng lượng điện.

Tesla phát minh về động cơ điện không đồng bộ và hệ thống truyền tải điện đa pha còn Edison nghiên cứu và phát triển điện báo và phát triển băng điện báo. Đầu năm 1968, Ted Hoff cùng một đội nghiên cứu ở Intel lần đầu tiên phát minh ra vi xử lý, thúc đẩy ngoạn mục sự phát triển của máy tính cá nhân. Bộ vi xử lý 4-bit Intel 4004 được ra đời năm 1971, nhưng cho tới năm 1973 khi Intel 8080, một bộ vi xử lý 8-bit ra đời, thì nó mới được lắp vào máy tính cá nhân, chiếc Altair 8800.

Khi dòng điện đi qua một điện trở, điện trở có thể bị nóng lên và tỏa nhiệt ra môi trường (như trong bếp điện). Các máy biến năng có thể chuyển hóa điện năng cung cấp bởi dòng điện ra thành nhiều dạng năng lượng khác, như nhiệt năng trong ví dụ trên, quang năng (bóng đèn), động năng (động cơ điện) hay âm thanh (loa).

Các thiết bị dùng điện năng đã đi sâu vào cuộc sống trong xã hội loài người hiện đại và điện năng là một mặt hàng thiết yếu. Điện năng thường được phân phối đến các hộ gia đình và các cơ sở sản xuất, cơ quan dưới đơn vị đo kilowatt giờ, với giá bán có thể thay đổi theo địa điểm, thời điểm trong ngày hay trong năm, và lượng tiêu thụ.

Ngành công nghiệp điện

Đặc tính của ngành công nghiệp điện lực

Ngành công nghiệp điện lực bao gồm Sản xuất điện năng và Tiêu thụ điện năng.

Có nhiều đặc điểm nổi bật sau:

  1. Con người phát minh và sử dụng các công cụ để tiếp tục sản xuất điện như: Động cơ pít tông, Bảng tế bào quang điện voltaic, tuabin, hơi nước, phản ứng hóa học.
  2. Trong các pin, ắc quy hay tế bào nhiên liệu năng lượng hóa được lưu bên trong qua các phản ứng hóa học biền đổi thành điện năng
  3. Phương pháp truyền thống để phát điện là sử dụng lò hơi, tuabin hơi, máy phát điện; phương pháp này gây ra lãng phí lớn về nhiệt, kèm theo đó là phát thải quá mức khí gây ra hiệu ứng nhà kính.
  4. Nhu cầu sản xuất công nghiệp trên khắp cả nước đang phát triển mạnh mẽ kéo theo nhu cầu đấu nối, sử dụng điện công nghiệp rất nhiều.
  5. Ngành Điện Công Nghiệp giữ vai trò ổn định và phát triển hệ thống truyền tải điện phục vụ hoạt động sản xuất công nghiệp, nông nghiệp, thương mại dịch vụ, dân sinh. Trong đó nhu cầu thực hiện các công việc kỹ thuật rất lớn, vì vậy các đơn vị đào tạo có nhiều chương trình đào tạo cấp độ trung cấp nghề, cao đăng nghề để đào tạo người học có được các kiến thức – kỹ năng để đáp ứng các yêu cầu lao động kỹ thuật.
  6. Khác với kỹ sư Điện công nghiệp chịu trách nhiệm thiết kế hệ thống, đảm bảo hệ thống truyền tải điện ổn định với trách nhiệm cao, nhiều chất xám và kinh nghiệm chuyên môn. Người công nhân kỹ thuật điện công nghiệp (đào tạo ở bậc trung cấp, cao đẳng) sẽ phụ trách các khâu thi công kỹ thuật, đấu nối thi công hệ thống điện theo các bản vẽ kỹ thuật, và vận hành hệ thống điện, máy điện theo các nguyên lý chỉ dẫn đã được xây dựng.
  7. Từ hàng chục năm nay, các nhà khoa học đã thăm dò tìm hiểu về hiệu ứng Seebeck, hiện tượng tạo ra điện áp khi duy trì các mối nối các kim loại khác nhau ở nhiệt độ khác nhau. Tuy nhiên các nguồn điện sử dụng hiệu ứng nhiệt điện loại này cao nhất cũng chỉ đạt được hiệu suất nhỏ nhoi là 7 phần trăm.
  8. Sau nhiều thế kỉ, con người phát mình ra năng lượng mặt trời, sử dụng bức xạ , nhiệt từ Mặt trời, phát điện dựa trên động cơ nhiệt và pin quang điện.
  9. Công nghệ năng lượng mặt trời được mô tả rộng rãi như là hoặc năng lượng mặt trời thụ động hoặc năng lượng mặt trời chủ động tùy thuộc vào cách chúng nắm bắt, chuyển đổi và phân phối năng lượng mặt trời, tạo ra nguồn điện sử dụng hiệu quả , tiết kiệm tài nguyên thiên nhiên. Ngoài ra còn có : năng lượng gió, năng lượng sóng chảy, năng lượng thủy triều, năng lượng địa nhiệt, năng lượng
  10. Nếu khai thác được tất cả những nguồn năng lượng vô tận này thì chúng ta có thể giải quyết được bài toán năng lượng điện trong một thời gian dài, cung cấp đầy đủ cho mọi khu vực.
  11. Các thủy điện vừa và nhỏ hầu hết công nghệ Trung Quốc được đánh giá khá lạc hậu, số lượng lớn gây hệ lụy phụ thuộc.
  12. Trong tiêu thụ năng lượng công nghiệp và dân dụng được đánh giá khoảng 70% thiết bị ở mức lạc hậu, tiêu hao năng lượng lớn và ô nhiễm cao.
  13. Nói chung trình độ công nghệ năng lượng ở Việt Nam, phần lớn đang ở mức Cách mạng công nghiệp lần 2, một phần nhỏ trong sản xuất điện.

Tình hình công nghiệp điện lực tại Việt Nam

Tại việt Nam, ngành công nghiệp điện năng cũng như công nghiệp robot vẫn đang phát triển, được đầu tư giảng dạy và đào tạo nghề. Dựa trên các thống kê, trước đây nhu cầu điện năng của Việt Nam thường tăng gấp 1,8- 2 lần tốc độ tăng trưởng GDP, tạo ra những sức ép lớn về đầu tư cho năng lực phát điện, truyền tải và phân phối của quốc gia. Quá trình phát triển năng lượng đã bộc lộ những yếu kém, bất cập trong việc cung cấp và sử dụng năng lượng, đặc biệt là sử dụng điện kém hiệu quả, lãng phí.

Nhu cầu điện cho phát triển kinh tế – xã hội và đời sống nhân dân liên tục gia tăng, vượt quá khả năng cung ứng. Hiện nay, tổng công suất nguồn điện của Việt Nam khoảng 48.000 MW. Với tốc độ tăng trưởng sản lượng điện khoảng 10%/năm (theo Quy hoạch điện VII điều chỉnh) đến năm 2025, dự kiến nhu cầu công suất nguồn điện của hệ thống điện quốc gia sẽ là 90.000 MW, gấp đôi hiện nay. Đến năm 2030, sẽ tăng lên khoảng 130.000 MW.

Trong khi đó, thủy điện hiện đang đáp ứng khoảng 40% nhu cầu, nhưng tiềm năng đã khai thác gần hết. nếu không đầu tư phát triển, ngành công nghiệp điện sẽ không đáp ứng nhu cầu của toàn quốc.

Xem thêm: Nền kinh tế số Việt Nam 2020 qua những con số

Vai trò của công nghiệp điện tại Việt Nam

Trong sản xuất, Điện năng hỗ trợ quá trình chếp tạo, lắp ráp, sản xuất,…Trong đời sống, điện năng phục vụ đời sống của con người. Điện năng cực kỳ quan trọng để nâng cao chất lượng của quá trình tự động hóa, đặc biệt quan trọng trong nền công nghiệp 4.0

Một số nhà máy phát điện lớn tại Việt Nam

  1. Nhà máy thủy điện Trị An
  2. Nhà máy Thủy điện Hòa Bình
  3. Nhà máy thủy điện Yali
  4. Nhà máy thủy điện Sê San
  5. Nhà máy thủy điện Bà Rịa

Các nhà hiện chỉ khai thác được 8075 MW – tương đương 26% nguồn năng lượng , gây ra tình trạng thiếu hụt nguồn điện tại nhiều khu vực.

Ngành công nghiệp điện lực tại Việt Nam

Giảng dạy về công nghiệp điện lực

Một số cơ hội nghề nghiệp mà các bạn theo học ngành công nghiệp điện có thể có được như:

  1. Tự mở cửa hàng kinh doanh tự do hoặc làm kỹ thuật viên cho các doanh nghiệp kinh doanh về vật tư, thiết bị ngành điện, điện công nghiệp.
  2. Tự mở cửa hàng sửa chữa, bảo trì các loại thiết bị điện, các loại máy điện, máy bơm nước, lắp đặt hệ thống điện …
  3. Tự mở doanh nghiệp kinh doanh hoặc làm kỹ thuật viên cho các công ty chuyên về lĩnh vực điện, làm việc tại các các công trình từ dân dụng đến công nghiệp, các tòa nhà, khách sạn khi có nhu cầu
  4. Tham gia làm việc tại các bộ phận quản lý, vận hành, bảo trì mạng lưới điện cho các tòa nhà, căn hộ, khách sạn, các nhà máy sản xuất chế biến lương thực thực phẩm, dệt may, sản xuất đồ nhựa, đồ gỗ…
  5. Làm việc tại các trung tâm, nhà máy sản xuất điện như nhà máy nhiệt điện, thủy điện,…
  6. Mức lương của ngành Điện Công nghiệp cũng khá hấp dẫn, dao động từ 3,5 – 5 triệu/tháng đối với những người mới ra trường. Sau 1 – 2 năm, khi có kinh nghiệm và trình độ chuyên môn tăng lên, mức lương có thể lên đến 7 – 10 triệu/tháng. Đặc biệt, nếu có tay nghề cứng và trình độ chuyên môn tốt, kết hợp với vốn ngoại ngữ thông thạo thì mức lương lúc này còn cao hơn nữa từ 15- 20 triệu/ tháng.
  7. Ngành công nghiệp điện lực Việt Nam có nhiều cơ hội phát triển , cũng như rủi ro và thách thức, nếu chú trọng đầu tư phát triển và giảng dạy thì sẽ hiệu quả hơn, cung cấp đầy đủ cho nhu cầu sản xuất và sinh hoạt.

Trên đây là toàn bộ thông tin cơ bản về ngành công nghiệp điện tại Việt Nam mà Halana tổng hợp được. Mong rằng bài biết này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.

Xem thêm: Ngành Công Nghiệp Ô Tô Việt Nam Hiện Nay Liệu Có Tiềm Năng

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version