Xi lanh thủy lực hay còn được biết đến với cái tên gọi khác là ben thủy lực. Có nhiều công dụng hay ho mời bạn hãy cùng tìm hiểu qua bài viết sau đây.
Xi lanh thủy lực là gì?
Xi lanh thủy lực là một trong bộ phận chính đóng góp một vai trò cực kỳ quan trọng trong toàn bộ hệ thống truyền động và tự động thủy lực.
Xi lanh thủy lực là gì?
Đây là một bộ phận vô cùng quan trọng không thể nào thiếu đi trong hệ thống thủy lực, nó mang trong mình trọng trách vô cùng quan trọng giúp cho thiết bị có thể truyền tải một vật bất kỳ từ vị trí này sang vị trí khác hoặc được sử dụng với mục đích để nâng hạ một sản phẩm nào đó ví dụ như cửa đập thủy điện hay là tạo lực ép cho máy ép…
Cấu tạo của xi lanh thủy lực
Nếu như đã hiểu biết cũng như đã biết rõ được cấu tạo, vai trò nhiệm vụ, ưu nhược điểm của một thiết bị kỹ thuật nào đó bạn sẽ dễ dàng hơn trong việc sử dụng cũng như là sửa chữa. Vì vậy, khi đã hiểu rõ được bản chất của cấu tạo của xi lanh thủy lực sẽ giúp cho bạn tăng hiệu quả sử dụng, tăng độ bền và giảm tối đa được các sự cố khi sử dụng.
Cấu tạo của xi lanh thủy lực
Cấu tạo xi lanh thủy lực bao gồm rất nhiều các bộ phận nhỏ, các bộ phận nhỏ sẽ được liên kết cũng như kết nối với nhau để tạo nên một xi lanh thủy lực hoàn chỉnh đóng góp vai trò vô cùng quan trọng trong hệ thống thủy lực. Các nhà sản xuất sẽ phải thực hiện gia công sản xuất vô cùng tỉ mỉ từng thông số xi lanh thủy lực chính xác đến từng chi tiết nhỏ để tạo nên một kết cấu hoàn chỉnh.
Xem thêm: Tổng quan về bình tích áp thủy lực
Ống xi lanh thủy lực
Ống xi lanh thủy lực hay còn được gọi là ống ben thủy lực là một bộ phận có hình trụ tròn liền mạch giữ chức năng chính là chứa và giữ áp suất xi lanh được ổn định. Ống xi lanh thủy lực sẽ được mài nhẵn và láng mịn để bề mặt có thể đạt độ hoàn thiện từ 4-16 microinch.
Đế hoặc nắp hình trụ
Nhiệm vụ chính của đế là đi kèm với buồng áp suất ở một đầu. Nắp được nối với thân xi lanh thông qua bu lông, hàn xì hoặc thanh tie. Giữa nắp và ống xilanh sẽ được lắp kết nối bằng con dấu tĩnh. Dựa trên thông số kỹ thuật của ứng suất khách hàng có thể xác định được cơ bản kích thước nắp.
Đầu xi lanh (Cylinder head)
Đầu xi lanh và xi lanh được kết nối với nhau thông qua các thanh tie hoặc bu lông. Giữa đầu và ống được kết nối bằng o-ring. Tùy vào từng loại mà đầu có thể chứa một tuyến niêm phong hoặc niêm phong que thích hợp.
Pít tông (Piston)
Pít tông là một chi tiết cực kì quan trọng, thường thì thanh pít tông được các nhà sản xuất thực hiện sản xuất sao cho phù hợp với các câu dấu, phốt ben thủy lực, kim loại đàn hồi. Tùy theo thiết kế xi lanh thủy lực mà con dấu có thể đơn hoặc kép. Các piston và thanh piston sẽ được gắn với nhau thông qua bu lông, một số loại thì có thể là các loại hạt. Chú ý, sự khác biệt về áp suất của hai bên thân piston sẽ làm ống có thể bị giãn ra và rút lại.
Thanh piston (Piston rod)
Để có thể kết nối các thành phần của máy với thiết bị truyền thông thì không thể nào thiếu được thanh piston. Các thanh piston đã được đánh bóng và láng mịn và có các con dấu đính kèm giúp hạn chế và ngăn rò rỉ. Trong các ống của xi lanh 2 chiều thì thanh piston sẽ kéo dài từ hai phía piston ra hai đầu ống.
Phớt (seal)
Phớt xi lanh thủy lực bao gồm phớt bụi, phớt thanh piston, phớt piston, phớt tĩnh và vòng hỗ trợ hướng dẫn.
Ứng dụng của xi lanh thủy lực
Nhờ vào vai trò to lớn, xi lanh thủy lực được ứng dụng vô cùng rộng rãi trong rất nhiều công việc, ngành nghề, cụ thể như sau:
Sử dụng trong các loại xe
Ngày nay, trong đa số tất cả các loại xe cơ giới, xe tải,… đều sử dụng ben thủy lực để nâng hạ hàng hóa hay nâng hạ thùng xe.
Các loại máy móc
Xi lanh thủy lực được sử dụng trong các loại máy móc như: máy đào, máy xúc, máy ủi, máy múc, xe lu… các loại máy móc có công suất lớn thì đều không thể thiếu xi lanh thủy lực được.
Trong công nghiệp chế tạo
Nhằm để đảm bảo được tốc độ nhanh nhạy, nhẹ nhàng và độ chuẩn xác nhất thì xi lanh thủy lực được sử dụng hầu hết trong các thiết bị máy móc ví dụ như: máy nén, máy ép thủy lực…
Trong công nghiệp sản xuất
Trong các ngành sản xuất đồ nhựa, chế tạo gỗ, xử lý rác thải… cũng đều ứng dụng xi lanh thủy lực để thực hiện công việc một cách năng suất, nhanh và hiệu quả.
Ưu nhược điểm của xi lanh thủy lực
Là một thiết bị thủy lực, khi hoạt động chắc chắn sẽ có những ưu nhược điểm riêng biệt . Hãy cùng chúng tôi điểm qua đó là gì để chọn cho mình loại phù hợp nhất để sử dụng.
Ưu điểm
- Tác động lực mạnh, nhanh phù hợp với những hệ thống làm việc có công suất lớn.
- Cấu tạo đơn giản, dễ dàng lắp đặt, sử dụng và sửa chữa xi lanh thủy lực khi có sự cố xảy ra.
- Kết cấu thiết bị vô cùng gọn gàng, thuận tiện cho việc kết nối với các phụ kiện: co nối, ống dẫn dầu…
- Có thể kiểm soát được nếu như quá tải thông qua việc lắp đặt các van an toàn.
- Khách hàng không cần phải lo lắng về khối lượng của thiết bị này khi mà nó có thể giảm bớt khi ta thay đổi áp suất thủy lực.
- Tuổi thọ cao, ít khả năng xảy ra hư hỏng
- Đa dạng mẫu mã, cỡ size để khách hàng dễ dàng lựa chọn, đáp ứng các yêu cầu của công việc.
- Dễ dàng quan sát và theo dõi áp suất của dầu thủy lực trong hệ thống thông qua áp kế hoặc đồng hồ đo.
Nhược điểm
- Khi phụ tải bị thay đổi thì vận tốc của xi lanh cũng sẽ bị thay đổi theo.
- Hiện tượng xảy ra rò rỉ và thất thoát ở đầu ống vẫn có thể xảy ra đối với một số xi lanh có hệ thống cũng như phạm vi ứng dụng của nó.
- Khi mới khởi động, hệ thống chưa ổn định nên nhiệt độ thay đổi, độ nhớt của dầu cũng thay đổi theo làm cho độc chính xác khi tác động của xy lanh giảm đi đáng kể. Sau đó, sẽ ổn định lại.
Các loại xi lanh thủy lực
Xi lanh thủy lực 2 chiều
Loại xi lanh thủy lực 2 chiều này đang là loại xi lanh thủy lực được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất trên thị trường. Nó được sử dụng ở trong các thiết bị máy móc, dây chuyền, hệ thống chạy bằng dầu phục vụ công nghiệp và đời sống hằng ngày.
- Tuy nhiên có một điều hạn chế là nó lại là một thiết bị có cấu tạo phức tạp hơn so với 2 lỗ cấp dầu vào xilanh.
- Loại xi lanh thủy lực 2 chiều sử dụng có đôi khi khó khăn, để có thể sử dụng được nó thì bạn cần phải sử dụng van phân phối đảo chiều.
- Xi lanh thủy lực 2 chiều gồm có hai loại là xi lanh thủy lực loại lớn và xi lanh thủy lực loại nhỏ (xi lanh thủy lực mini). Tất cả đều có thể tạo ra lực ở cả hai phía đó là khi piston tiến và piston lùi.
Xi lanh thủy lực 2 chiều
Xi lanh theo kiểu hàn hoặc ghép
- Kết cấu hàn: Loại này là loại được nhiều khách hàng cũng như các nhà sản xuất lựa chọn sử dụng trong các thiết bị máy móc xây dựng, máy móc cơ giới,… Ưu điểm của loại này là đầu thiết bị sẽ được hàn với ống giúp giữ cho chắc chắn và cứng cáp, loại này rất phù hợp với các loại thiết bị có công suất lớn.
- Ghép gu-rông: Điểm mạnh của loại này là có thể dễ dàng tháo lắp sửa chữa, nhiệm vụ chính của nó là lắp ghép và giữ cho các bộ phận ở hai đầu nắp xi lanh trong trạng thái cố định.
Xi lanh theo kiểu xếp cán
- Cán đơn: Đây là một loại xi lanh đặc biệt với thiết kế là cán được gắn với piston và chuyển động cùng nó. Đây là loại xi lanh được khách hàng lựa chọn sử dụng nhiều nhất hiện nay, tuy nhiên cũng cần phải đặc biệt lưu ý rằng trong quá trình hoạt động loại này sẽ bị giới hạn bởi độ dài cán xi lanh.
- Nhiều tầng: Kiểu này bao gồm nhiều loại ví dụ như xi lanh thủy lực 3 tầng, 2 tầng… trong một số hệ thống bị có kết cấu máy móc nhỏ gọn.Tuy nhiên có một hạn chế là giá thành của loại này đối với các loại khác có giá hơi cao hơn. Cấu tạo của loại này là: vỏ, ống được liên kết kết nối xếp lồng với nhau nên trong quá trình thiết bị làm việc có thể duỗi ra dài hơn so với kích thước xi lanh bình thường.
Xi lanh theo kiểu xếp cán
Kết luận
Trên đây là những chia sẻ giúp bạn hiểu rõ hơn về xi lanh thủy lực để có thể sử dụng cũng như có thể lựa chọn loại phù hợp nhất để sử dụng, hãy tham khảo và lựa chọn cho mình loại thích hợp nhất nhé. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Tổng quan về máy cắt sắt thủy lực