Bán hàng đa kênh được đánh giá là một trong những chiến lược bán hàng hiệu quả nhất hiện nay. Cùng Halana tìm hiểu chi tiết về bán hàng đa kênh là gì, ưu nhược điểm, xu hướng bán hàng và các lưu ý khi bán hàng đa kênh nhé!
Bán hàng đa kênh
Khái niệm bán hàng đa kênh là gì?
Bán hàng đa kênh tiếng anh là OmniChannel Retailing (viết tắt là OCR) là hình thức cung cấp các dịch vụ mua hàng cho người sử dụng trên nhiều kênh khác nhau. Với mô hình bán hàng này, khách hàng sẽ có những trải nghiệm mua sắm không bị gián đoạn (liền mạch).
Một vài kênh bán hàng phổ biến nhất của mô hình Omnichannel:
- Website bán hàng
- App bán hàng
- Youtube
- Mạng xã hội (Facebook, Tik Tok, Instagram, Zalo)
- Sàn thương mại điện tử (Tiki, Shopee, Lazada…)
- Và các kênh truyền thông như: KOL, Affiliate Marketing hay KOC.
Ưu và nhược điểm của bán hàng đa kênh
Ưu điểm
- Bán hàng đa kênh cung cấp bức tranh toàn cảnh cho doanh nghiệp về dòng tiền, vận chuyển, hàng tồn kho,…
- Dễ dàng đo hiệu quả, dự báo và đưa ra chiến lược phát triển kinh doanh phù hợp cho tương lai.
- Tiếp cận số lượng lớn khách hàng tiềm năng,thực hiện những chiến dịch quảng cáo trên phạm mong muốn.
- Tối ưu chi phí đầu tư và có thể mở rộng quy mô kinh doanh mà không cần phải mở thêm các chi nhánh.
- Tăng độ nhận diện thương hiệu trên nhiều kênh đồng thời tiết kiệm thời gian cho việc chăm sóc các khách hàng giúp tăng lượt chuyển đổi và thành công chốt đơn.
Nhược điểm
Hiệu suất kinh doanh (bán hàng) sẽ giảm nếu doanh nghiệp chọn mô hình vận hành không phù hợp với ngành hàng, các chiến dịch quảng cáo không mang lại hiệu quả và không đúng tệp khách hàng tiềm năng.
Tiềm ẩn các rủi ro về nguồn nhân lực và tài chính nếu hoạt động trên những kênh bán không hiệu quả và không được đảm bảo.
Khiến doanh nghiệp tốn nhiều thời gian trong quá trình lựa chọn, kiểm chứng các kênh bán hàng.
Những đầu công việc (quản lý tồn kho và sản phẩm…) trên từng kênh bị rời rạc vì không có sự đồng bộ trên cùng 1 nền tảng.
Xem thêm: 5 website bán hàng online uy tín nhất Việt Nam hiện nay
Xu hướng bán hàng đa kênh mới nhất hiện nay
Bán hàng trên các trang mạng xã hội (facebook, Tik Tok, zalo)
Đến hết năm 2022, 82% traffic trực tuyến sẽ đến từ các video và theo dự đoán của các chuyên gia, trung bình mỗi người sẽ dành khoảng 100 phút mỗi ngày để xem các video trên mạng xã hội. Điều này đã cho rằng thấy rằng video ngày càng có tầm ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách hàng. Cùng với đó: có đến 55% người tiêu dùng nói rằng video giúp họ tìm ra những thương hiệu, sản phẩm cần thiết và 55% trả lời rằng họ có xem video khi mua sắm tại các cửa hàng.
Bán hàng trên các trang mạng xã hội
Giao dịch không tiếp xúc (không chạm)
Theo một cuộc khảo sát gần đây, có đến 67% người mua hàng cho biết họ sẽ tiếp tục đặt hàng và thanh toán đơn hàng online, khi đại dịch đã kết thúc. Đây không chỉ là xu hướng dài hạn trên toàn cầu mà còn là tâm lý mua hàng chung hiện nay.
Các nhà bán lẻ, nhà phân phối và các thương hiệu vẫn tiếp tục đẩy mạnh phát triển các ứng dụng mua sắm ở cửa hàng. Nếu khách hàng thích trải nghiệm tại app hơn thì vẫn có thể mua sắm một cách bình thường. Tuy nhiên, nếu app không được cập nhật nhằm hướng tới sự tiện ích, an toàn cho khách hàng thì doanh nghiệp có thể không khai thác tối đa các tính năng tuyệt vời của Omnichannel.
Giao dịch không tiếp xúc
Khách hàng đang ưa chuộng việc chat online với cửa hàng
Trước khi đại dịch Covid xảy ra, khi mua sắm trực tiếp tại cửa hàng, khách sẽ được tiếp cận với các nhân viên bán hàng có chuyên môn và hiểu rõ về sản phẩm hay dịch vụ. Tuy nhiên, ở thời điểm hiện tại, việc mua sắm trực tuyến có thể cũng được các đặc quyền trên theo cách: Khách hàng và nhân viên sẽ trao đổi, giải đáp các thắc mắc qua các kênh social thường dùng (Facebook, Tik Tok, Instagram, Zalo hoặc các sàn TMĐT). Và có 41% người tiêu dùng cho rằng họ cảm thấy rất thoải mái khi nhắn tin online với shop và hiểu rõ sản phẩm hơn.
Kết hợp với công nghệ giúp tăng tiện ích mua sắm
Theo một nhà hàng tại New Delhi (phục vụ kiểu Ấn Độ) có tên là Cantino, thương hiệu khi tiếp cận khách hàng luôn luôn tận dụng các mối quan hệ và dữ liệu để việc bán hàng được dễ dàng hơn. Song song đó, mỗi một khách hàng đều có giá trị trọn đời nên việc kết hợp đa kênh Omnichannel với công nghệ sẽ giúp việc đo lường các giá trị của khách hàng thuận lợi hơn.
Bản thân khách hàng ngày nay cũng đã hướng tới Omnichannel nhiều hơn, bởi theo nghiên cứu của Harvard Business Review báo cáo rằng: 9 trong 10 khách hàng thích những trải nghiệm đa kênh hơn khi mua hàng.
Những lưu ý khi bắt đầu bán hàng đa kênh
- Trả lời, giải đáp các thắc mắc của khách hàng một cách nhanh chóng vì cùng một lĩnh vực kinh doanh có rất nhiều đối thủ cạnh tranh với nhau. Vì vậy, khi khách hàng mua hàng, đặc biệt là khi mua hàng online nhưng bị tương tác chậm thì họ sẽ tìm sản phẩm hoặc dịch vụ của nhà bán khác.
- Bán hàng đa kênh đòi hỏi bạn phải chấp nhận sự mạo hiểm, đánh đổi. Đặc biệt là kiên trì, không được bỏ cuộc trong giai đoạn đầu. Sau một khoảng thời gian nhất định,được nhiều người biết đến, nhiều người theo dõi và có vị thế trên thị trường thì việc bán hàng sẽ thuận lợi hơn.
- Phải hiểu rõ nhu cầu hiện tại của thị trường và đánh giá tốt tình hình phát triển, nắm bắt các xu hướng mới.
- Sử dụng phần mềm bán hàng đa kênh nhằm tăng tối đa hiệu quả. Bời vì bạn sẽ không mất nhiều thời gian để đồng bộ giữa những kênh bán hàng với nhau. Đơn hàng, trả lời tin nhắn cho khách hàng,… sẽ quy về một nơi duy nhất.
Kết luận
Trên đây là những thông tin chi tiết về bán hàng đa kênh. Mong rằng những kiến thức này sẽ hữu ích đối với bạn đọc.
Ngoài ra, nếu bạn đang quan tâm đến việc bán hàng trên sàn TMĐT, đặc biệt là bán hàng cho các doanh nghiệp (B2B) thì bạn có thể tìm hiểu và đăng ký bán hàng tại sàn Halana.vn tại link bên dưới nhé!
Link đăng ký : Đăng ký bán hàng cùng Halana