Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, hay còn có tên gọi là cách mạng công nghiệp 4.0 với việc đổi mới công nghệ kĩ thuật số bằng sự hỗ trợ của Internet vạn vật, truy cập dữ liệu thời gian thực và cũng như là giới thiệu các hệ thống vật lý trong không gian mạng.

Cách mạng công nghiệp là gì?

Cách mạng công nghiệp có nghĩa là quá trình thay đổi từ mức độ căn bản về nền công nghiệp cũng như là công nghệ trên phạm vi toàn thế giới. Những điều đó góp phần làm chuyển đổi chất lượng sống của toàn xã hội theo phương hướng tích cực.

Tính từ lúc bắt đầu cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên, khi động cơ hơi nước được phát minh cho đến thời điểm hiện tại thì lịch sử loài người đã chứng kiến tổng cộng 3 cuộc cách mạng công nghiệp và cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang được diễn ra.

Tàu hỏa chạy bằng động cơ hơi nước

Sơ lược về các cuộc cách mạng công nghiệp

  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 1 được diễn ra vào khoàng thời gian giữa thế kỷ thứ 18. Nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần đầu tiên đó chính là máy móc cơ khí được vận hành nhờ vào thủy lực và hơi nước.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 2 được diễn ra vào khoảng thời gian giữa thế kỷ thứ 19. Nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần 2 là các loại động cơ điện và quy trình sản xuất theo dây chuyền.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 3 được diễn ra vào những năm 60 của thế kỷ XX. Nền tảng của cuộc cách mạng công nghiệp lần 3 là những loại vật liệu bán dẫn, linh kiện điện tử, máy tính, quy trình tự động hóa.
  • Cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 kế thừa từ các di sản của cách mạng công nghiệp thứ 3. Cách mạng công nghiệp 4.0 được cho là bắt đầu vào năm 2012 với 3 cột trụ chính là kỹ thuật số, sinh học và vật lý.

Đôi nét về cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư

Thứ nhất, chuyển hóa các thông tin có nguồn gốc từ thế giới thực sang thế giới ảo vật lý với dung lượng khổng lồ, tốc độ nhanh chóng và đa dạng về mọi lĩnh vực trong đời sống hằng ngày, thuật ngữ chuyên môn của quá trình đáng tự hào trên được gọi là Big Data. Khái niệm Big Data còn được biết đến như là công nghệ có khả năng xây dựng, lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả nhất trong lịch sử.

Thứ hai, các dạng thông tin từ thế giới ảo vật lý này sẽ được kết nối với nhau để quản lý, khai thác thông tin thông qua những hệ thống công nghệ số liên kết với nhau để làm mờ ranh giới: không gian địa lý và thời gian có thể xem như hiện tại. Internet Of Things (IOTs) được cho là công nghệ được tạo ra để đáp ứng được kỳ vọng giải quyết những vấn đề kể trên.

Thứ ba, công nghệ tự động hóa được phát triển ở một mức độ cao hơn nhiều so với khả năng tự động hóa đã xuất hiện ở cách mạng công nghiệp 3.0. Ở cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ tự động hóa được thể hiện qua những chương trình máy tính được thiết kế theo mô hình trí tuệ con người, hay còn được biết đến với tên gọi là Trí tuệ nhân tạo – Artificial Intelligence (AI).

Robot được vận hành bằng công nghệ trí tuệ nhân tạo

Thứ tư, công nghệ sinh học được cho là nền móng trong quá trình tạo nên những bước phát triển nhảy vọt trong các lĩnh vực nông nghiệp, y học, dược liệu, năng lượng tái tạo.

Thứ năm, quá trình chuyển đổi số được biết đến như là một quá trình số hóa những phương thức kiến tạo, quản lý, điều hành, sử dụng dữ liệu truyền thống. Các nền tảng kỹ thuật số thường được dùng trong quá trình chuyển đối số có thể được kể đến như: Big Data, IOTs, AI, điện toán đám mây… Quá trình số hóa đem lại nhiều kết quả vô cùng tích cực đến sự phát triển của đời sống xã hội.

Tầm quan trọng của quá trình chuyển đổi số

Có thể bạn chưa biết, chuyển đổi số được xem là sự tổng hòa của công nghệ số hóa dữ liệu và ứng dụng dữ liệu dựa vào nền tảng kỹ thuật số. Tuy nhiên, công nghệ trong tình huống này mang ý nghĩa là hệ thống trang bị kỹ thuật số, chứa những phương thức, chương trình kỹ thuật số, có dữ liệu đầu vào ở dạng số. Quá trình này tương tác với nhau góp phần tăng hiệu xuất cho hoạt động sản xuất.

Từ những thành tưu đã đạt được, có thể nói rằng, chuyển đổi số là một nội dung căn bản trong trụ cột kỹ thuật số của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Tính đến thời điểm hiện tại, cụm từ “chuyển đổi số” đang dần trở nên phổ biến và được sử dụng ngày càng rộng rãi hơn.

Quá trình chuyển đổi số đang được tiến hành vô cùng mạnh mẽ

Các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước được xem là những tổ chức mang trọng trách tiên phong và cũng như là xem chuyển đổi số như là một xu hướng bắt buộc, tất yếu nhằm mục đích gia tăng mức độ hiệu quả trong quá trình sản xuất, tăng mức độ cạnh tranh và đồng thời thực hiện thành công các chiến lược xây dựng chính quyền số, nền kinh tế số và xã hội thông minh, bình đẳng.

Trong một cuộc khảo sát vào năm 2018 được thực hiện bởi IDC, quá trình số hóa đã trở thành một phần chiến lược không thể thiếu của các doanh nghiệp, tổ chức trong cách mạng công nghiệp lần 4. Trong đó, có đến 90% các doanh nghiệp đã tiến hành quá trình số hóa, 30% các lãnh đạo doanh nghiệp cho rằng quá trình chuyển đổi số là một vấn đề sống còn của doanh nghiệp.

Đối với góc nhìn của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý trực thuộc nhà nước thì quá trình chuyển đổi số góp phần tạo thành những cơ sở dữ liệu có khả năng chuyển đổi từ các giá trị thực tế sang các dạng dữ liệu số được lưu trữ trên các hệ thống máy tính. Điều này giúp họ có thể quản lý, sử dụng dữ liệu một cách hiệu quả hơn.

Các loại dữ liệu đã được số hóa được xem như là tài sản của các doanh nghiệp và cơ quan quản lý nhà nước. Nhờ vào sự phát triển của các công nghệ kỹ thuật số mà quá trình đồng bộ hệ thống dữ liệu đã tiết kiệm được rất nhiều kinh phí.

Ngoài ra, công cuộc chuyển đổi số không chỉ giúp các doanh nghiệp và cơ quan nhà nước giải quyết những vấn đề đang hiện hữu mà còn giúp họ đưa ra những chiến lược phát triển trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 có hiệu quả và năng suất tốt nhất.

Có thể bạn muốn xem:

HALANA Nền tảng thương mại điện tử dành cho công nghiệp đem đến giải pháp mua hàng toàn diện, quản lý mua hàng cho danh nghiệp cùng nhiều công nghệ mới giúp việc mua hàng cho doanh nghiệp dễ dàng hơn tiết kiệm chi phí và Tối ưu quá trình mua hàng

Mọi Chi tiết vui lòng liên hệ:

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version