Chỉ số sản xuất công nghiệp – một thuật ngữ quan trọng trong ngành công nghiệp, đây là thông số đánh giá tốc độ phát triển sản xuất ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ về nó kể cả người trong ngành kinh tế và công nghiệp. Vậy chỉ số sản xuất công nghiệp là gì? Cách tính chỉ số công nghiệp sản xuất như thế nào?
Sản phẩm công nghiệp là gì?
Sản phẩm công nghiệp được xem là một tiêu chí thể hiện trực tiếp thành quả hoạt động sản xuất công nghiệp tạo ra trong một thời kỳ nhất định. Sản phẩm công nghiệp được chia thành 2 loại là sản phẩm vật chất và sản phẩm dịch vụ.
- Sản phẩm dịch vụ công nghiệp: là loại sản phẩm công nghiệp mà hoạt động sản xuất không làm biến đổi hình thái ban đầu, giữ nguyên giá trị ban đầu của sản phẩm. Việc sản xuất và gia công chỉ làm tăng thêm giá trị sử dụng của sản phẩm.
- Sản phẩm vật chất công nghiệp: Là loại sản phẩm thay đổi hình thái ban đầu sau qua trình sản xuất, tác động của các công cụ lao động lên những đối tượng có giá trị sử dụng mới hoặc được khai thác từ các mỏ. Sản phẩm vật chất được chia nhỏ làm 3 loại, bao gồm: Chính phẩm đây là những sản phẩm vật chất công nghiệp đáp ứng đúng các tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về quy cách và phẩm chất. Thứ phẩm là những sản phẩm vật chất công nghiệp chưa đạt đủ những tiêu chuẩn kỹ thuật quy định về quy cách và phẩm chất, tuy nhiên vẫn được thị trường chấp nhận, vẫn có giá trị sử dụng và có thể tiêu thu. Phụ phẩm – sản phẩm song song Là những sản phẩm vật chất công nghiệp được tạo ra cùng với quá trình sản xuất ra sản phẩm chính.
Định nghĩa chỉ số sản xuất công nghiệp?
Chỉ số sản xuất công nghiệp – IIP (viết tắt của Index of Industrial Production), được xem là tiêu chí đánh giá tốc độ phát triển ngành công nghiệp hàng tháng, quí, năm. Chỉ số này là một chỉ tiêu rất quan trọng, phản ánh lập tức tình hình phát triển của từng sản phẩm, nhóm ngành sản phẩm nói riêng và toàn ngành công nghiệp nói chung. IIP cung cấp những thông tin cân thiết cho các cơ quan quản lý nhà nước, các nhà đầu tư,…
Được gọi là ‘Chỉ số khối lượng sản phẩm công nghiệp’, vì chỉ số được tính dựa vào khối lượng sản phẩm sản xuất. Tất cả những doanh nghiệp thuộc mẫu điều tra sẽ được chọn theo 3 cấp là:
- Cấp 1: chọn ngành công nghiệp cấp 4
- Cấp 2: chọn sản phẩm
- Cấp 3: chọn cơ sở sản xuất ra sản phẩm
Cách tính IIP
Như đã nói ở phần trên, chỉ số sản xuất công nghiệp dựa trên khối lượng hàng hóa được sản xuất của các nhà máy hay ngành công nghiệp trong một thời kỳ nào đó so với khối lượng hàng hóa trong thời kỳ hiện tại. Qua đó, thười điểm thời gian trong quá khứ sẽ được lấy làm thước đo chuẩn mực và đánh giá sự phát triến công nghiệp. Tiếp đó, mức và khối lượng hàng hóa ở thời điểm hiện tại sản xuất ra sẽ được so sánh với chỉ số này.
Cuối cùng, những chỉ số và sự phát triển công nghiệp khác nhau sẽ được tính toán ra. Nếu chỉ số nhỏ hơn 1 (IIP<1) thể hiện những thay đổi khiến lượng sản phẩm công nghiệp bị sụt giảm ở thời kỳ này sao với thời kỳ trước. Ngược lại, IIP>1 thể hiện sự tăng trưởng và phát triển của lượng sản phẩm công nghiệp được sản xuất.
Qua quy trình tính thông số IIP, ta có thể thấy được tốc độ phát triển của một sản phẩm hay nhóm ngành công nghiệp cụ thể (cấp 1, cấp 2, cấp 4), cũng như tổng thể toàn bộ ngành công nghiệp trong thời kỳ đã chọn, giúp cho các cơ quan nhà nước, nhà đầu tư,.. có thể có được những quyết định, điều chỉnh chính xác, kịp thời, đáp ứng nhu cầu điều hành nhanh và linh hoạt.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo
Đây là chỉ số tiêu chuẩn để so sánh mức độ tiêu thu các sản phẩm công nghiệp được sản xuất giữa thời kỳ được chọn làm gốc với thời kỳ được chọn báo cáo. Những thời kỳ thường được dùng để làm thời kỳ gốc để so sánh của chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo là tháng bình quân của năm gốc, tháng trước liền kề và tháng cùng kỳ năm trước.
Chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện tình hình của mức tiêu thu sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ tăng hay giảm của một sản phẩm, nhóm sản phẩm, một ngành công nghiệp hay toàn ngành công nghiệp sản xuất.
Thông số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, chế tạo chỉ được tính theo khu vực doạnh nghiệp, không theo khu vực cá nhân.
Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo
Đây là chỉ số dùng để so sánh mức độ tồn kho của sản phẩm, hàng hóa và dịch vụ công nghiệp giữa thời kỳ chọn làm gốc và thời kỳ báo cáo. Chỉ số tồn kho ngành công nghiệp chế biến, chế tạo thể hiện tình hình và thực trạng tăng giảm của sản phẩm của ngành công nghiệp chế biến, chế tạo tồn kho hoặc sự tồn kho của từng sản phẩm, hàng hóa công nghiệp chế biến, chế tạo.
Khác với chỉ số tiêu thụ sản phẩm công nghiệp chế biến, thời kỳ gốc so sánh của chỉ số tồn kho được tính theo năm (bình quân theo năm), so sánh mức độ tồn kho cuối tháng của tháng cùng kỳ năm trước với mức tồn kho cuối tháng trước.
Chỉ số tồn kho sản phẩm thường thể hiện sự tăng giảm hàng tồn kho của ngành công nghiệp cấp 2, cấp 4 hoặc toàn ngành công nghiệp chế biến, chế tạo nói chung.
Những điều quan trọng về chỉ số sản xuất công nghiệp
Hiểu ra về chỉ số sản xuất công nghiêp, nắm được quy trình tình toán IIP sẽ giúp chuáng ta có thể nghiên cứu ra được mức độ phát triển của công ty mình hoặc toàn ngành công nghiệp sản xuất. Điều này nhằm tìm hiểu và nghiên cứu để đưa ra được những điều chỉnh chiến lược để phát triển doanh nghiệp hoặc đầu tư vào ngành công nghiệp sản xuất.
Vì vậy, không chỉ những nhà hoạch định, các cơ quan nhà nước mới cần hiểu và xem xét những chỉ số sản xuất chông nghiệp này, mà ngay cả những người quản lý hay nhân viên của một công ty, doanh nghiệp đều cần có được sự hiểu biết tổng quát về thông số này.
Chỉ số sản xuất công nghiệp là gì? Tưởng chừng như là một câu hỏi đơn giản nhưng thực chất nó có rất nhiều thông tin mà chúng ta cần lưu ý như cách thức hoạt động, quy trình tính toán, sự dự đoán và kiểm tra sản phẩm. Từ đây, chúng ta sẽ có dược những kế hoạch, chiến lược nhất định giúp tạo lợi nhuận cao hơn cho doanh nghiệp và tạo ra được diểm mạnh, điểm khác biệt cho sản phẩm, hàng hóa của bạn.
Qua những thông tin trên, EI Industrial mong bạn có được cái nhìn tổng quát và hiểu rõ hơn về chỉ số sản xuất công nghiệp để không chỉ giúp phát triển doanh nghiệp của bạn mà còn phát triển cả ngành công nghiệp sản xuất, phát triển nền kinh tế.
Ngoài ra, bạn có thể tham khảo những bài viết liên quan: