Hiện nay trong cuộc sống hàng ngày hay trong lao động sản xuất đôi tay luôn phải tiếp xúc với các đồ vật khác nhau và không biết được những đồ vật đó có nguy hiểm cho đôi tay của bạn không. Để đáp ứng với tiêu chí người dùng, những đôi găng tay bảo hộ được ra đời có tác dụng bảo vệ đôi tay và giữ ấm cho đôi tay trong thời thiết lạnh, bảo vệ tay khỏi những mảnh kim loại hay kiếng vỡ trong môi trường xây dựng.

Găng tay bảo hộ là gì?

Găng tay bảo hộ là thiết bị cần thiết để bảo vệ đôi tay trước các tác nhân bên ngoài như nước, hóa chất, vết cắt, vết bỏng… Chính vì thế chúng được làm từ nhiều vật liệu khác nhau, được thiết kế cho từng môi trường riêng biệt Đôi tay là nơi tiếp xúc với nhiều mối nguy hiểm nhất khi làm việc. Chính vì vậy, việc sử dụng găng tay bảo hộ đóng vai trò vô cùng quan trọng. Mỗi loại găng tay khác nhau sẽ được thiết kế tương ứng nhằm bảo vệ tối đa đôi tay trước các tác nhân gây hại bên ngoài như:

  1. Nước, khí hậu lạnh
  2. Chấn thương lao động
  3. Hóa chất tẩy rửa, hóa chất độc hại ăn mòn
  4. Vết cắt, trầy xước từ vật sắc nhọn, kim loại…
  5. Nhiệt, hồ quang
  6. Điện

Bên cạnh bảo vệ đôi tay người lao động trong quá trình làm việc, sử dụng găng tay cũng nhằm mục đích đảm bảo tính vệ sinh an toàn, nhất là với các lĩnh vực liên quan đến thực phẩm, điện tử, điện từ…

Găng tay bảo hộ

Xem thêm: Những điều cần biết khi sử dụng nón bảo hộ

Những loại găng tay bảo hộ phổ biến nhất hiện nay

Găng tay bảo hộ lao động có rất nhiều loại khác nhau có chất liệu hoàn toàn không giống nhau, tùy mỗi loại găng tay sẽ phù hợp với điều kiện công việc phù hợp nhất. Găng tay bảo hộ lao động bao gồm các loại như: Găng tay vải, găng tay bảo hộ tráng bạc, găng tay da, găng tay chống cắt, găng tay cao su, găng tay chống axit, găng tay cao su chống hóa chất, găng tay chống rung. Sau đây, chúng tôi sẽ đưa ra những tác dụng của từng loại găng tay bảo hộ lao động cho các bạn đọc cùng tham khảo.

  1. Găng tay vải: Giúp bảo vệ tay khỏi các chất bụi bẩn, mảnh vụn, ma sát, độ nóng khi làm việc trong môi trường điều kiện không thuận lợi. Găng tay này rất phù hợp cho những công việc như bế, vác, cầm, nắm, kéo…sẽ mang lại hiệu quả công việc, cảm giác thoải mái khi làm việc.
  2. Găng tay bảo hộ lao động tráng bạc: Loại găng tay này rất phù hợp cho những ngành hàn, đúc, lò sưởi, phản xạ nhiệt. Găng tay được làm từ chất liệu vải lót tổng hợp amiang nên sẽ bảo vệ bàn tay của bạn khỏi bị nóng hoặc lạnh.
  3. Găng tay da: Có tác dụng để bảo vệ chống lại các tia lửa, đặc biệt làm việc với các loại máy hàn thì cần sử dụng loại găng tay da sẽ giúp tránh mọi vật nóng ảnh hưởng đến tay của bạn.
  4. Găng tay chống cắt: Dòng găng tay này có thể được làm từ cao su hoặc tốt hơn sẽ là Kevlar giúp bảo vệ đôi tay người lao động trước các vết cắt hoặc tiếp xúc với vật sắc nhọn.
  5. Găng tay cao su: Găng tay được làm bằng cao su tự nhiên hoặc nhân tạo nhằm bảo vệ cho người công nhân khi tham gia làm việc, hạn chế được tai nạn nghề nghiệp như bỏng, kích thích và viêm da, đặc biệt đối với ngành nghề sản xuất hóa chất thì rất cần thiết phải trang bị găng tay cao su làm giảm nguy cơ hóa chất hại đến da bàn tay. Đối với những người đã từng bị dị ứng da thì găng tay cao su có lớp bột hoặc lớp vải là giải pháp tốt nhất.
  6. Găng tay chống axit: Đây là các loại găng tay để chống lại chất axit nitric, acid HF, nhiên liệu tên lửa, chống lại các loại axit ăn mòn, hóa chất, khí, hơi nước, quá trình oxy hóa.
  7. Găng tay chống hóa chất: Được làm từ các loại cao su tổng hợp chống lại các chất dung dịch trong các ngành hóa chất, nếu không trang bị cho người lao động thì hóa chất có thể ảnh hưởng đến bàn tay, gậy hại cho da, tổn thương về da tay.
  8. Găng tay bảo hộ chống rung, va đập: Dòng găng tay này được sử dụng phổ biến trong các lĩnh vực như chế tạo, sản xuất ô tô, điện tử…

Các loại găng tay bảo hộ

Một số lưu ý khi sử dụng găng tay bảo hộ

  1. Kiểm tra găng tay bảo hộ thật kỹ về các dấu hiệu của giảm cấp hoặc đâm thủng trước khi sử dụng.
  2. Găng tay bảo hộ dùng một lần nên được thay đổi khi có bất kỳ dấu hiệu phơi nhiễm.
  3. Găng tay tái sử dụng nên được vệ sinh sạch sẽ sau mỗi lần dùng
  4. Sử dụng găng tay đúng mục đich
  5. Đối với những găng tay chống hóa chất trước khi tháo bạn lên rửa bên ngoài của chiếc găng tay để tranh hóa chất còn bám lại trên găng tay vô tình tiếp xúc với da gây nguy hiểm cho bạn
  6. Khi thải bỏ găng tay đối với những găng tay dính giàu mỡ và hóa chất chất thải nguy hiểm cần tuân thủ đúng quy định về về việc quẩn lý chất thải.

Xem thêm: Những điều cần biết về dây đai an toàn

Lợi ích khi mang găng tay bảo hộ trong lao động

Sử dụng các thiết bị bảo hộ nói chung và găng tay bảo hộ lao động nói riêng là điều cần thiết. Ngoài chất lượng và hiệu quả công việc, tính an toàn cho người lao động là một trong những yếu tố được quan tâm hàng đầu. Tai nạn lao động thường xảy ra bất ngờ và không lường trước được, vì vậy người lao động cần chú ý “phòng bệnh hơn chữa bệnh” để tạo ra môi trường làm việc an toàn và hiệu quả cho mình.

Sử dụng găng tay bảo hộ lao động là cách bảo vệ người lao động khỏe mạnh và giảm thiểu những rủi ro nguy hiểm mà công nhân có thể gặp trong quá trình làm việc. Bên cạnh đó, dùng găng tay bảo hộ lao động còn mang lại tâm thế làm việc tự tin, không sợ gặp phải những rủi ro, và tập trung hơn trong công việc.

Một số công việc nếu người lao động không đeo găng tay an toàn thì rất khó thực hiện và làm giảm năng suất làm việc đi rất nhiều như những người lao động hàn xì, cắt, mài đá đòi hỏi sự chính xác trong công việc khá cao.

Lợi ích khi mang găng tay bảo hộ lao động

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version