Liên quan đến các thông số về ánh sáng chúng ta phải nói về các đại lượng cơ bản: độ rọi, quang thông, nhiệt độ màu, độ chói,.. Các đại lượng này đều rất quan trọng trong việc lựa chọn ánh sáng phù hợp. Một thông số ít được để ý hơn nhưng không vì thế mà ý nghĩa của nó bị cho rằng ít quan trọng đó là độ chói.

Độ chói là gì?

Trong tiếng anh từ “Luminance” có nghĩa “độ chói” là một trong những thông số đặc trưng của ánh sáng. Đây là đại lượng xác định cường độ ánh sáng phát ra trên một đơn vị diện tích của một bề mặt theo hướng cụ thể nó ước lượng ánh sáng mà mắt người có thể cảm nhận được và phụ thuộc vào hướng quan sát.

Khi nhìn vào một nguồn sáng hoặc một vật được chiếu sáng, ta thường có cảm giác bị chói mắt. Để đặc trưng cho khả năng bức xạ ánh sáng của nguồn sáng hoặc bề mặt được phản xạ.

Đơn vị đo độ chói là cd/m2 (candela/ mét vuông)

Độ chói là gì?

Xem thêm: Độ rọi là gì?

Độ chói của một số nguồn sáng tiêu biểu

Độ chói giúp chúng ta ước lượng được lượng ánh sáng mà mình có thể cảm nhận. Khả năng hiển thị của các đồ vật, các vật thể trong tầm nhìn của chúng ta phụ thuộc vào độ chói.

Trên thực tế, chính độ chói ánh sáng là thứ chúng ta cảm nhận được khách quan và rõ ràng hơn cả.

Tham khảo độ chói của một số nguồn sáng thông dụng:

Độ chói của một số nguồn sáng thông dụng  
Nguồn sáng Độ chói (cd/m2)
Bề mặt mặt trời 170.000 cd/m2
Bề mặt mặt trăng 2.500 cd/m2
Bầu trời trong xanh 1.500 cd/m2
Bầu trời xám 1.000 cd/m2
Đèn sợi đốt 100W 6.000 cd/m2
Đèn huỳnh quang 40W 7.000 cd/m2
Giấy trắng với độ rọi 400lx 80 cd/m2
Mặt đường 1-2 cd/m2

Nguồn sáng ở trên các bề mặt khác nhau sẽ cho độ chói khác nhau. Dựa trên đặc điểm này mà các sản phẩm phát ra ánh sáng như : đèn led, đèn huỳnh quang, đèn tuýp,…được chế tạo ưu việt hơn.

Như chúng ta đã biết khi mắt bị chói có nghĩa là một luồng sáng có cường độ sáng vượt quá khả năng thích nghi của mắt thì sẽ gây ra cảm giác chói khó chịu hoặc làm giảm hiệu suất nhìn của mắt nghiêm trọng hơn là gây đau mắt hoặc dẫn đến mất khả năng thị giác.

Có rất nhiều hệ thống đèn trên thị trường, ở các thế hệ đèn cũ: đèn huỳnh quang, sodium,… thành phần phát sáng là bulb thủy tinh nên tạo ra các điểm rất sáng nằm ngay dưới tâm đèn gây chói và các điểm tối hơn nằm cách các điểm rất sáng không xa. Vì vậy mà khi dùng nếu muốn tất cả mọi điểm đều đủ độ sáng thì luôn xuất hiện một số điểm sáng hơn gây chói.

Đến với đèn LED-thế hệ mới có thành phần phát sáng là các chip LED được thiết kế đặt đều trên bề mặt đèn. Do vậy khi ánh sáng phát ra sẽ đi qua thấu kính tạo thành chùm sáng có độ đồng đều, không có điểm sáng hơn gây chói như các loại đèn khác.

Đèn LED có cấu tạo để tập trung ánh sáng về một phía, không tỏa sáng đều ra xung quanh như cá loại bóng đèn khác. Vì vậy, ở các trung tâm triển lãm, lối chiếu sáng đường đi hay để chiếu sáng tranh tường, hốc trần phòng khách tạo điểm nhấn.

Chúng còn được ứng dụng ở những nơi cần độ sáng cao như nhà thi đấu, xưởng sản xuất, xí nghiệp, sân bóng, sân vận động,..để chiếu sáng vừa đảm bảo đủ độ sáng và không gây chói.

Dù là ưu việt như vậy, nhưng khi lắp đặt hệ thống đèn LED vẫn mắc một số sai lầm gây chói do:

  1. Chúng ta không quan tâm đến nguồn sáng thứ cấp: trần, tường, máy móc, thiết bị, …dưới đèn khi lắp đặt chiếu sáng, nên chọn đèn có quang thông không đúng gây gói.
  2. Ánh sáng phát ra từ chip LED dẫn qua thấu kính, khi vật dùng làm thấu kính không đồng nhất thì độ sáng của các tia sáng đi qua nó cũng không đồng nhất và gây chói.

Ứng dụng của độ chói

Với đèn pha xe máy nếu nhìn trực diện ta thấy chói mắt nhưng nếu nhìn nghiêng một góc nào đó thì sẽ bớt chói mắt hơn. Vậy độ chói phụ thuộc vào phương quan sát, được đặc trưng bằng diện tích biểu kiến của mặt phát sáng theo quan sát. Dựa vào đặc điểm này, mà ở các phương tiện giao thông: ô tô, xe máy,.. sử dụng đèn cos-pha để tránh tầm nhìn hay tránh hướng nhìn gay chói mắt của phương tiện đối diện để đảm bảo an toàn giao thông.

Trong chiếu sáng, đèn LED có cấu tạo để tập trung nguồn ánh sáng về một phía, không tỏa sáng đều ra xung quanh như các loại bóng đèn khác. Hay sáng tạo ra chao chụp đèn LED để hướng ánh sáng đến nơi cần chiếu sáng và ngăn độ chói của bóng đèn không làm lóa mắt tăng tính hữu ích hơn ở đèn LED.

Chính vì vậy, độ chói rất quan trọng trong việc cân nhắc lựa chọn nguồn sáng thích hợp trong thực tế đời sống, không chỉ trong việc thiết kế chiếu sáng trong nội thất, giao thông mà đặc biệt hơn nó còn tạo lên sự khác biệt ở các thiết bị chiếu sáng khác nhau để đảm bảo tính an toàn, tính chất lượng của mỗi sản phẩm.

Xem thêm: Các loại đèn led ở Halana

Sự khác biệt về độ chói trong chiếu sáng

Trong chiếu sáng, khi lắp đặt một hệ thống ánh sáng cho nhà xưởng, trung tâm thương mại,… cho gia đình lựa chọn loại nguồn ánh sáng thì người tiêu dùng cần phải quan tâm đến các thông số: quang thông, nhiệt độ màu, độ rọi,…. Không thể bỏ qua bất kỳ thông số nào, hay coi nhẹ tầm ảnh hưởng của nó. Độ chói cũng là đại lượng ko thể bỏ qua.

  1. Khi độ chói được cân bằng đúng chuẩn sẽ giúp mắt ít phải điều tiết hơn, ngược lại độ chói quá cao sẽ gây mỏi mắt, khô mắt,..giảm hiệu quả công việc
  2. Phân bố độ chói trong trường nhìn kiểm soát mức độ thích nghi của mắt, có ảnh hưởng đến độ nhìn rõ.
  3. Cần cân bằng tốt độ chói thích nghi để tăng:
  4. Nhìn chính xác ( khả năng nhìn sắc nét)
  5. Độ nhạy tương phản ( có thể phân biệt được sự chênh lệch rất nhỏ về độ chói)
  6. Hiệu quả của các chức năng thị giác ( sự điều tiết, độ hội tụ, sự co giãn đồng tử, các chuyển động của mắt,…)
  7. Tương phản độ chói quá lớn sẽ gây mỏi mắt vì mắt thường xuyên phải thích nghi lại
  8. Cần chú ý đảm bảo sự thích nghi của mắt cho người làm việc đi lại qua các khu vực khác nhau trong một tòa nhà.
Share.
Leave A Reply

Exit mobile version