Công nghiệp dầu khí là các hoạt động khai thác, chiết tách, lọc và vận chuyển , tiếp thị sản phẩm dầu mỏ.

Con đường vận chuyển bằng tàu dầu và đường ống. Sản phẩm chủ yếu của ngành công nghiệp dầu khí là dầu nhiên liệu và xăng. Dầu khí dùng để sản xuất các sản phẩm hóa học như dược phẩm, dung môi, phân bón, thuốc trừ sâu và nhựa tổng hợp.

Ngành công nghiệp dầu khí được chia thành 2 phần chủ yếu là thượng nguồn và hạ nguồn.Dầu mỏ có vai trò cực kì quan trọng trong sản xuất nông nghiệp, đời sống hàng ngày và là yếu tố duy trì nền văn minh công nghiệp hóa.

Mọi quốc gia đều tiêu thụ các sản phẩm dầu khí cực lớn, tập trung 32% tại châu Âu và châu Á và 53% ở Trung Đông. Những vùng khác cũng tiêu thụ dầu khí đó là: Nam Mỹ, Trung Mỹ, Châu Phi , Bắc Mỹ.

Mỗi năm, toàn thế giới tiêu thụ 30 tỷ thùng dầu mỗi năm.Hoa Kỳ đứng đầu trong các nước tiêu thụ nhiều nhất vào năm 2004.

Dầu mỏ có dạng lỏng, được hình thành từ hệ đá. Nó bao gồm các hydrocacbon có nhiều khối lượng khác nhau, cùng các hợp chất hữu cơ khác. Khi các nhiên liệu hóa thạch khác được tạo ra từ xác của các động thực vật bị hóa thạch chịu tác động bởi nhiệt độ vá áp suất trong vỏ Trái Đất qua hàng trăm triệu năm. Theo thời gian, các vật chất bị phân hủy bị phủ bởi các lớp bùn và bột, bị nhấn chìm vào trong vỏ Trái Đất và được bảo tồn ở đây giữa các lớp nóng và bị nén dần dần biến đổi thành các vỉa dầu khí.

Lịch sử hình thành và phát triển ngành công nghiệp dầu khí

Dầu mỏ ở dạng tự nhiên đã được con người sử dụng cách đây hơn 5.000 năm. Nhìn chung dầu đã được sử dụng từ rất sớm trong lịch sử loài người để giữ cho ngọn lửa cháy, và cũng dùng trong chiến tranh. Những tấm gỗ được khắc bằng tiếng Ba Tư cổ đại cho thấy những ứng dụng làm thuốc và thắp sáng bằng dầu mỏ trong cấp thượng lưu trong xã hội. Trung Quốc cổ đại cũng từng đốt dầu váng để thấp sáng.

Từ thế kỷ 8, ngành dầu mở đã bắt đầu xuất hiện loại hắc ín tại Baghdad, một sản phẩm chưng cất từ dầu mỏ.

Đến thế kỷ 9, các mỏ dầu được khai thác ở các khu vực xung quanh Baku, Azerbaijan ngày nay để sản xuất napta.

Các mỏ này được al-Masudi miêu tả trong thế kỷ 10 và Marco Polo vào thế kỷ 13, họ đã miêu tả các sản phẩm lấy lên từ các giếng dầu này trên hàng trăm tàu hàng.Dầu mỏ được al-Razi chưng cất vào thế kỷ 9 và tạo ra các sản phẩm như kerosene trong alembic, loại này được ông sử dụng cho phát minh của mình là đèn kerosene trong công nghiệp đèn dầu.

Sự quan trọng của nó trong nền kinh tế thế giới liên quan đến gỗ và than, tất cả dùng để sưởi và nấu ăn, và dầu cá được sử dụng để thắp sáng trong thế kỷ 19. Công nghiệp dầu khí nổi lên ở Canada và Hoa Kỳ cung cấp nhiên liệu cho cuộc cách mạng công nghiệp. Cuộc cách mạng công nghiệp thúc đẩy sự gia tăng nhu cầu năng lượng mà chủ yếu đó là than cùng với các nguồn khác như dầu cá. Tuy nhiên, người ta phát hiện ra rằng kerosene có thể được chiết tách từ dầu thô có thể dùng để thấp sáng và sưởi ấm. Dầu mỏ có nhu cầu rất lớn, và vào thế kỷ 20 đã là một mặt hàng có giá trị nhất trên thị trường thế giới.

Tại Việt Nam, công nghiệp dầu khi bắt đầu phát triển và mở rộng từ năm 1945, gặt hái nhiều thảnh quả nhờ vào nhân lực và tài nguyên thiên nhiên.

Trong suốt 55 năm,Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tự hào đã có thương hiệu uy tín trong nước và quốc tế với trình độ khoa học công nghệ tương đồng với các nước phát triển, có quy mô lớn và năng lực cạnh tranh cao, là doanh nghiệp Việt Nam hội nhập quốc tế sâu rộng nhất, đội ngũ cán bộ khoa học kỹ thuật công nghệ và quản lý, công nhân kỹ thuật có tay nghề cao và đặc thù, không ngừng lớn mạnh cả về chất và lượng.

Việt Nam khai thác dầu khí để lọc dầu ở nhà máy Dung Quất và xuất khẩu sang nước ngoài

Sau khi lọc dầu xong thì chúng ta có thể tạo ra nhiều sản phẩm cần thiết như nhựa đường, phẩm nhuộm, xăng, dầu hỏa, dầu mazut, diezen…

Trải qua nhiều thế kỷ, Công nghiệp dầu mỏ trở thành cơ hội làm giàu lớn cho các nước châu Âu, châu Á nhưng cũng tồn tại nhiều những rủi ro:

  • Công nghiệp dầu khí là lĩnh vực mang lại hiệu quả cao nhưng đồng thời cũng phải đầu tư rất lớn. Vấn đề toàn cầu hóa nền tảng khai thác và kinh doanh dầu khí đã trở thành xu thế chung, nếu không có hợp tác quốc tế thì không thể phát triển ngành đặc biệt này.
  • Đa số các công ty dầu khí lớn thường là các công ty dầu khí quốc gia hoặc đa quốc gia, được sở hữu toàn phần hoặc một phần của nhà nước. Vì vậy môi trường pháp lý, các chiến lược, những quy định quản lý, các chính sách, đặc biệt là chính sách về năng lượng, kinh tế, ngoại giao của các quốc gia đều có ảnh hưởng lớn đến hoạt động của các doanh nghiệp hoạt động trong ngành dầu khí. Sự bất ổn về chính trị ở các quốc gia hoặc xung đột nội bộ, cấm vận, chiến tranh đều tác động mạnh đến công nghiệp dầu khí, ví dụ như ở Venezuela, Iraq, một số nước Trung Đông, châu Phi…
  • Cạnh tranh chính trị , cạnh tranh thị trường của các tập đoàn, các quốc gia sản xuất và tiếp thị dầu mỏ.
  • Do sự trao đổi thương mại bằng các đồng tiền khác nhau nên tỷ giá giữa các đồng tiền cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các công ty dầu khí. Các nhân tố kinh tế khác cũng chi phối điều này, như khủng hoảng tài chính và các nhân tố vĩ mô có thể làm cạn kiệt vốn hoặc ảnh hưởng đến ngành và tác động của chúng là độc lập với rủi ro về giá thông thường. Chi phí khai thác biến động theo giá dầu, lãi vay, bảo hiểm… cũng là những yếu tố rủi ro phải tính đến.
  • Đặc biệt tại Việt Nam, việc khai thác dầu mỏ tốn chi phí đầu tư cực lớn và sức cạnh tranh khá cao.
  • Về địa chất, trữ lượng. Địa hình dưới biển, dưới lòng đất khó có thể nhận biết và lường hết được… Về cơ bản, các rào cản về địa chất trong việc khai thác càng lớn thì rủi ro về giá mà một dự án phải đối mặt lại càng lớn. Việc dự báo khả năng cung cấp, dự báo trữ lượng, chứng minh thẩm định trữ lượng, tỷ lệ khai thác thực tế so với các con số đánh giá trữ lượng trong giai đoạn tìm kiếm, thăm dò cũng chỉ là các dự báo.

Vì vậy, việc nhìn nhận đúng về vai trò của quản trị rủi ro, đặc biệt là các rủi ro trọng yếu có thể dẫn đến sự đổ vỡ và đề ra các giải pháp, quy trình, quy chế quản trị rủi ro và bảo hiểm con người và tài sản có tầm quan trọng sống còn trong hoạt động dầu khí.

Vai trò của công nghiệp dầu khí

Được coi là “Vàng đen”, dầu mỏ cùng với các loại khí đốt đóng vai trò quan trọng trong đời sống kinh tế toàn cầu.

Đây cũng là một trong những nguyên liệu quan trọng nhất của xã hội hiện đại dùng để sản xuất điện và cũng là nhiên liệu của tất cả các phương tiện giao thông vận tải. Hơn nữa dầu mỏ cũng được sử dụng trong công nghiệp hoá dầu để sản xuất các chất dẻo và nhiều sản phẩm khác.

  • Dầu mỏ mang lại lợi nhuận siêu ngạch cho các quốc gia và dân tộc trên thế giới đang sở hữu và tham gia trực tiếp kinh doanh nguồn tài nguyên trời cho này.
  • Hiện nay, trong cán cân năng lượng, dầu mỏ vẫn giữ vai trò quan trọng nhất so với các dạng năng lượng khác. Cùng với than đá, dầu mỏ cùng các loại khí đốt khác chiếm tới 90% tổng tiêu thụ năng lượng toàn cầu.
  • Cung cấp cơ hội nghề nghiệp cho dân số Việt Nam và các nước khác.
  • Không ít các cuộc chiến tranh, các cuộc khủng hoảng kinh tế và chính trị có nguyên nhân sâu xa từ các hoạt động cạnh tranh sản xuất kinh doanh trong lĩnh vực dầu mỏ. Không phải ngẫu nhiên mà giá cổ phiếu của các công ty sản xuất kinh doanh dầu mỏ biến động tuỳ thuộc rất lớn vào những kết quả tìm kiếm thăm dò của chính các công ty đó trên thế giới. Lợi dụng hiện tượng biến động này, không ít các những thông tin không đúng sự thật về các kết quả thăm dò dầu mỏ được tung ra làm điêu đứng những nhà đầu tư chứng khoán trên lĩnh vực này, thậm chí làm khuynh đảo cả chính sách của các quốc gia.
  • Đối với nước ta, vai trò và ý nghĩa của dầu khí nói chung trong đó có dầu mỏ càng trở nên quan trọng trong thời kỳ đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Không chỉ là vấn đề thu nhập kinh tế đơn thuần, trong những năm qua dầu mỏ đã góp phần đáng kể vào ngân sách quốc gia, làm cân đối hơn cán cân xuất nhập khẩu thương mại quốc tế, góp phần tạo nên sự phát triển ổn định nước nhà trong những năm đổi mới đất nước.
  • Hơn thế nữa, với sự ra đời của dầu mỏ đã giúp chúng ta chuyển sang thế chủ động trong việc thu hút vốn đầu tư trực tiếp, tiếp thu công nghệ hiện đại của nước ngoài, phát triển ngành nghề dịch vụ, giải quyết công ăn việc làm. Đồng thời, dầu mỏ có thể chủ động đảm bảo cung cấp nhiên liệu cho các ngành kinh tế quốc dân, cung cấp nhiên liệu cho các ngành công nghiệp khác.

Top 3 trường đào tạo ngành dầu khí tốt nhất tại Việt Nam:

– Trường Đại học Dầu khí Việt Nam(PVU).

– Trường Đại học Bách khoa Tp. Hồ Chí Minh.

– Trường Đại học Mỏ địa chất.

Share.
Leave A Reply

Exit mobile version