Thước đo góc nằm trong danh sách các dụng cụ cầm tay cơ khí. Thước đo góc càng ngày càng được cải tiến về thiết kế, tính năng tiên tiến, mức độ phức tạp của sản phẩm cũng được tăng theo đó. Trong bối cảnh trên, nắm bắt được cách sử dụng của dòng sản phẩm này là một nhu cầu cần thiết với mọi người. Chính vì thế, Halana sẽ cung cấp những thông tin cơ bản của thước đo góc cũng như hướng dẫn bạn cách dùng thước đo góc đơn giản nhất nhé!
Cấu tạo cơ bản của thước đo góc
Trước khi tìm hiểu về cách sử dụng thước đo góc, chúng ta cần phải nắm được những yếu tố cơ bản cấu tạo nên thước đo góc. Cấu tạo cơ bản một loại thước đo góc, ta có những chi tiết đơn giản như sau:
- Dải đo của thước đo góc hay còn gọi là vòng tròn đo độ: đấy là giới hạn kích thước tính theo milimet mà thiết bị có thể hiển thị kết quả cho người dùng sử dụng. Những dải đo thông thường mà thước đo góc có sẵn như: 100 mm, 200 mm, 300 mm; …
Cấu tạo thước đo góc.
- Độ chính xác của thước đo góc hay thường được gọi là độ phân giải của thước đo góc là những vạch chia có của thước đo góc. Sản phẩm này hơi đặc tính khá đặc biể bởi độ chia của nó thường hiển thị bằng cách mỗi vạch trên thước đo góc được tính là một độ.
Vậy thước đo góc có tất cả bao nhiêu vạch chia?
Các sản phẩm này có những đặc điểm là được thiết kế trên nửa hình tròn. Những loại thông thường được chia thành những vạch, biểu thị cho 180 phần bằng nhau, được đánh số từ mức 0 độ cho đến 180 độ. Phần chính giữa của nửa đường tròn chính là phần tâm của thước đo góc, đây được gọi bằng cái tên thước đo góc 180 độ.
Hình Ảnh: Thước đo góc 180 độ.
Cách đo giữa các góc là đơn vị độ, được hiển thị với một vòng tròn nhỏ trên thước: vòng tròn đo độ có kích thước lớn là 360 độ, và một nửa hình tròn đó, hoặc góc thẳng của nó chính là 180 độ như loại thước trên. Một nửa vòng tròn hoặc một phần góc vuông của thước đo góc được tính là 90 độ.
Xem thêm: Cách sử dụng thước đo góc vạn năng
Cách dùng cơ bản cho tất cả các loại thước đo góc
Sau khi tìm hiểu về tính năng cơ bản của thước đo góc, chúng ta sẽ đến phần tiếp theo của bài viết chính là hướng dẫn sử dụng thước đo góc cho những người mới.
Cách sử dụng thước đo góc cơ bản
Khi muốn sử dụng bất kì loại thước đo góc để đo đạc, chúng ta chỉ việc đặt thước vào nơi cần đo, sao cho tâm của thước được đặt trùng với đỉnh của góc cần đo và đi qua vạch mang số 0 được hiển thị trên thước. Cạnh còn lại tiếp tục đi qua vạch nào trên thước đo góc thì đó chính là của góc mà chúng ta muốn đo ban đầu.
Thước Đo Góc 360 độ.
Qua hướng dẫn sơ bộ trên thì bạn thấy cách sử dụng thước đo góc rất đơn giản đúng không?
Ngoài ra, Halana cũng sẽ hướng dẫn các bạn cách sử dụng cho từng loại thước đo góc khác nhau nhé!
Cách sử dụng các loại thước đo góc khác
Với các loại thước đo góc khác nhau thì sẽ có những điểm đặc biệt gây cản trở cho việc sử dụng của người dùng. Việc dựa vào tính năng mà thước đo góc mang lại mà những nhà sản xuất cho ra những sản phẩm phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Để giúp cho bạn có thể linh hoạt hơn trong vấn đề đo đạc, Halana sẽ hướng dẫn cho bạn thêm 2 cách sử dụng thước đo góc phổ biến nhất ở dưới đây:
Cách sử dụng thước đo góc 180 độ
Đây là thước đo góc đơn giản và thân thiện nhất cho người sử dụng. Ta chỉ việc đặt thước cố định lên mặt phẳng chứa góc cần đo. Sau đó, di chuyển cạnh kia của thước đo góc sao cho trùng với góc mà chúng ta muốn đo. Cuối cùng, ta chỉ việc đọc theo số mà thước đo góc hiển thị trên thanh chia độ.
Xem thêm: Cách đo độ góc vuông
Cách sử dụng thước đo góc vạn năng
So với thước đo góc 180 độ ở trên thì thước đo góc vạn năng có vẻ bạn sẽ gặp đôi chút khó khăn trong quá trình sử dụng.
- Đầu tiên, đặt mép ở bên trong thân thước đo góc trùng với cạnh cần đo góc, tâm thước (phần ở chính giữa thước) trùng với đỉnh góc. Kế tiếp, di chuyển thanh gạt của thước sao cho khe hở của thanh gạt phù hợp với cạnh còn lại của mặt phẳng cần đó. Khi đó, chúng ta sẽ đo được chính xác số đo của góc trên cung chia độ ở ngay vị trí khe hở trên thanh gạt. Như vậy là ta đã hoàn thành được lần đo rồi đó!
Nhìn chung thì nếu như các bạn đã nắm được những thông tin cơ bản về cách sử dụng thước đo góc thì việc dùng các sản phẩm thước đo góc có tính năng đặc biệt cũng sẽ không gây ra bất kì trở ngại nào cho bạn. Tuy nhiên, chúng ta cũng nên lưu ý cẩn thận để có thể cho ra được kết quả cuối cùng thật chính xác.
Những lưu ý cần nhớ khi sử dụng thước đo góc
Trong quá trình sử dụng thước đo góc, vấn đề mắc phải các lỗi nhỏ khiến cho chúng ta thường không có được độ chính xác cao. Sau đây là một vài lưu ý mà Halana muốn chỉ cho bạn những lỗi sai, cũng như cách khắc phục để nâng cao độ chính xác của bản thân.
- Khi thực hiện quá trình đo đạc, chúng ta cần kiểm tra kỹ lưỡng góc 0 độ vì nó quyết định rất lớn tới độ chính xác khi đo. Nếu như điểm 0 độ bị lệch, thì sẽ dẫn đến việc sai lệch kết quả cuối cùng.
- Chúng ta cần phải đảm bảo đặt mép thước sao cho thân thước trùng với vị trí cần đo. Ngoài ra, tâm thước cũng được đặt trùng với đỉnh góc cần đo.
- Chúng ta nên vệ sinh thước đo góc trước và sau khi sử dụng để đảm bảo những số in được biểu thị trên thước đo góc không bị bào mòn và bị bụi mờ che phủ. Điều này sẽ gây ra sự bất tiện trong việc đọc kết quả đo.
Ngoài ra, để tăng tuổi thọ của thước đo góc và đảm bảo nó hoạt động được ổn định, không gây ra sự sai số, chúng ta nên tuân thủ các lưu ý sau đây:
- Không nên đặt và sử dụng thước trên những bề mặt nhám, thô ráp, điều này sẽ ảnh hưởng tới việc xác định kết quả cuối cùng
- Phải thật đặc biệt chú ý, trong quá trình lấy thước ra khỏi vật cần đo và đọc trị số đo bởi vì nó có thể gây ra những sai số
- Thước sau khi dùng xong, chúng ta nên vệ sinh thật sạch sẽ thước đo góc bằng giẻ sạch hoặc bôi dầu mỡ để tránh việc bị bào mòn, rỉ sét.
Kết luận
Trên đây là những thông tin mà Halana cung cấp về thước đo góc. Đây là việc rất đơn giản, nhưng để đảm bảo độ chính xác cao trong quá trình đo, chúng ta cần phải luyện tập và rút kinh nghiệp. Halana xin chúc bạn thành công.