Đầu cos là thành phần quan trọng trong hệ thống điện, đóng vai trò như một bộ phận dẫn điện. Bài viết này sẽ hướng dẫn cách sử dụng đầu cos đơn giản nhất.
Cách lựa chọn đầu cos dây điện
Trước khi tiến hành quá trình bấm đầu cos dây điện thì người thực hiện cần chuẩn bị cho mình một chiếc kìm bấm cos thủy lực đến từ các nhà sản xuất uy tín trên thế giới. Nhằm mục đích có thể giúp công việc trở nên dễ dàng, trơn tru hơn thì chiếc kìm bấm cos đó phải có nhiều kích thước khác nhau để thuận tiện hơn trong quá trình thực hiện, góp phần giúp công việc đạt được hiệu quả và cũng như là năng suất cao hơn.
Trong các lĩnh vực khác nhau thì phần cos sẽ có sự khác nhau về cấu tạo cũng như là tính năng và thông thường thì sẽ được chia ra thành hai loại chính:
- Cos tín hiệu
- Cos động lực
Cos tín hiệu
Đối với loại cos này thì sẽ được phân loại tiếp tục dựa trên công năng của chúng, bao gồm hai loại chính:
- Cos đấu: bao gồm cos chỉa, cos tròn và cos pin
- Cos nối: bao gồm cos xoắn, cos đầu dù và cos nối thẳng
Thông thường, các loại cos tín hiệu được ứng dụng nhiều nhất trong các đường dây điện dân dụng và cũng như là trong các thiết bị máy móc điện tử, đồ gia dụng…
Cos động lực
Hiện nay, người ta thường ứng dụng cos động lực tại các hệ thống điện công nghiệp với quy mô lớn. Cos động lực cũng được chia làm hai loại chính, đó là:
- Cos trung thế: theo đúng như tên gọi của nó thì loại cos này sẽ được lắp đặt tại những nơi sử dụng dòng điện trung thế. Thông thường, những nguồn điện trung thế sẽ được đặt ở nơi cao từ 9 – 12m, sử dụng loại vật liệu sứ cách điện để đỡ hoặc treo trên một cột bê tông ly tâm.
- Cos hạ thế: được ứng dụng nhiều nhất trong công việc truyền tải dòng điện từ nơi này đến nơi khác. Đặc biệt, loại cos hạ thế còn sở hữu tính năng gia tăng mức độ dẫn điện giữa các loại dây cáp điện với nhau hoặc cũng có thể là giữa dây cáp điện với các thiết bị sử dụng điện khác.
Các tiêu chí khi lựa chọn đầu cos dây điện
- Đa số các loại đầu cos dây điện hiện nay đang có mặt trên thị trường đều sở hữu cấu tạo được làm từ chất liệu đồng đỏ 99.95%. Trong đó, các loại cos tín hiệu có sự đa dạng hơn trong cấu tạo, người mua có thể lựa chọn giữa hai loại chất liệu đồng thau hoặc đồng đỏ phụ thuộc vào nhu cầu cũng như là mục đích sử dụng của họ. Ngoài ra, mọi người nên tìm mua tại những nơi uy tín nhằm hạn chế đến mức tối đa việc mua những sản phẩm kém chất lượng, tránh các rủi ro, sự cố không đáng có có thể xảy ra đối với hệ thống, mạng lưới điện.
- Người mua hàng cần tìm hiểu thật kĩ về thông số kỹ thuật của sản phẩm để có thể đưa ra quyết định lựa chọn mua sản phẩm một cách chuẩn xác nhất, phù hợp với nhu cầu cũng như là mục đích sử dụng của họ.
- Nhằm mục đích gia tăng đến mức tối đa mức độ dẫn điện của các loại thiết bị điện, người sử dụng không chỉ cần lựa chọn loại dây cos phù hợp mà còn phải lựa chọn loại dây cáp điện phù hợp nhất với loại đầu cos đang được sử dụng.
Các bước bấm đầu cos dây điện cơ bản
Trước khi chính thức tiến hành thì cần chuẩn bị các dụng cụ sau đây:
- Đầu cos dây điện
- Dây điện
- Kìm bấm cos thủy lực
- Kéo
- Kìm cắt
- Dao rọc giấy
- Kìm rút dây
Để có ví dụ cụ thể, trong bài viết này thì EI đang có đầu cos cỡ 5.5 mm. Chính vì thế EI sẽ chọn dùng loại dây điện mềm cỡ 6.0 mm và kìm cos thủy lực cỡ lớn. Các bước tiến hành cụ thể sẽ được liệt kê dưới đây:
Bước 1
Đầu tiên, chúng ta cần dùng dao rọc giấy nhằm mục đích cắt đi một phần nhỏ của vỏ dây điện. Cần lưu ý rằng độ dài của đoạn vỏ dây bị cắt sẽ tưởng đương với vị trí mà cos sẽ được gắn vào.
Sử dụng dao rọc giấy để cứa một vòng quanh chỗ cần cắt lớp vỏ dây điện
Khứa nhẹ xung quanh lớp vỏ ngoài của dây điện. Sau đó sử dụng kìm tuốt dây nhằm mục đích tách phần vỏ dây điện cần được loại bỏ.
Tiếp đến, sử dụng kìm tuốt dây để tách phần vỏ dây điện
Bước 2
Nhằm mục đích có thể cố định phần dây một cách chắc chắn thì chúng ta phải tinh ý lựa chọn phần đầu răng trên kìm bấm cos thủy lực sao cho phù hợp nhất. Trong trường hợp chúng ta sử dụng cos cỡ 5.5 mm thì chúng ta nên bấm 2 lần liền nhau để có thể đảm bảo chắc chắn hơn:
Trước tiên, vì đây là loại cos cỡ 5.5 mm nên chúng ta cần chọn phần đầu răng cỡ tương đương là 5.5. Tiếp đến, chúng ta sẽ sử dụng phần đầu răng cỡ 2.0 để có thể giúp cho đầu cos được cố định vào dây một cách chắc chắn hơn. Lưu ý trong cả 2 lần bấm thì chúng ta nên dùng 2 tay để bóp chặt kìm.
Trong quá trình bấm cos cần sử dụng cả 2 tay giúp nâng cao mức độ hiệu quả
Sau khi thực hiện bước 2, đầu cos sẽ có hình dạng như hình trên
Bước 3
Tại bước này, nhằm mục đích có thể gia tăng mức độ thẩm mỹ và khả năng bảo vệ cho phần dây điện thì chúng ta nên sử dụng một loại đầu chụp hoặc cũng có thể áp dụng các loại dây co nhiệt chuyên dụng để bao bọc xung quanh vị trí mà chúng ta vừa bấm cos. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng trong quá trình luồn đầu chụp vào trong vị trí vừa bấm cos thì chúng ta nên để phần đầu lớn của đầu chụp được hướng ra phía trước.
Sử dụng đầu chụp hoặc dây co nhiệt chuyên dụng để bọc xung quanh vị trí vừa bấm cos
Tùy vào kích thước của loại dây cos mà chúng ta sẽ lựa chọn các loại kìm bấm cos thủy lực có kích thước tương ứng để có thể thao tác một cách thuận tiện và đạt hiệu suất cao nhất. Các bước tiến hành cũng tương tự như các bước mà EI đã nêu ở trên.
Một số chú ý khi tiến hành bấm đầu cos dây điện
- Trong các quá trình tuốt dây điện cũng như là các loại dây cáp mạng, người tiến hành nên cẩn thận sử dụng kìm kẹp nhằm mục đích có thể đảm bảo rằng phần lõi dây đồng bên trong sẽ không bị cắt xén trong suốt quá trình bấm dây.
- Lựa chọn hàm ép có kích cỡ phù hợp với kích cỡ của phần đầu cos.
- Khi thực hiện, chúng ta nên bắt đầu bằng cách từ từ tác dụng lực rồi tiếp đến sử dụng 2 tay để có thể ép mạnh phần cos ôm chặt với phần lõi của dây điện.
- Sau khi hoàn tất, cần kiểm tra một cách cẩn thận nhằm mục đích chắc chắn rằng tất cả phần lõi của dây điện đều nằm bên trong cos vô cùng chắc chắn.