Nhật Bản là một quốc gia có nền kinh tế phát triển mạnh. Đất nước này không chỉ được biết đến với những nét đẹp về văn hóa mà còn về những sản phẩm đảm bảo chất lượng đến từ quốc gia này. Nhật Bản có rất nhiều bộ tiêu chuẩn kĩ thuật vô cùng khắt khe, trong số đó không thể kể đến tiêu chuẩn JIS.
Đôi nét về tiêu chuẩn JIS
Trong các ngành công nghiệp sản xuất vật tư, điển hình như ngành thép không gỉ, không khó để ta có thể bắt gặp một sản phẩm đạt được tiêu chuẩn chất lượng JIS bởi tiêu chuẩn này đang là một trong những tiêu chuẩn phổ biến nhất trên thế giới hiện nay.
Tiêu chuẩn JIS không những được áp dụng ở phạm vi trong quốc gia Nhật Bản mà còn được áp dụng ở một số quốc gia châu Á, Thái Bình Dương. Hơn nữa, tiêu chuẩn kỹ thuật này còn được sử dụng làm tiền đề để tạo nên các tiêu chuẩn kỹ thuật đến từ nhiều quốc gia khác, có thể kể đến như Trung Quốc, Hàn Quốc.
Tiêu chuẩn JIS của chuẩn quốc gia nào?
Tiêu chuẩn JIS hay còn gọi là Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (Japanese Industrial Standards), bao gồm những quy chuẩn được áp dụng trong quá trình sản xuất cũng như kiểm định các hoạt động công nghiệp tại đất nước xứ sở hoa anh đào.
Bộ tiêu chuẩn này được điều phối và chuẩn hóa bởi Ủy ban Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JISC) và được Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản (JSA) ban hành. JISC gồm nhiều ủy ban khác trên toàn quốc và mang một vai trò rất quan trọng đối với việc chuẩn hóa các hoạt động công nghiệp tại đất nước mặt trời mọc.
Ngoài ra, Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản còn đóng góp công sức vào quá trình thành lập các tiêu chuẩn kỹ thuật quốc tế khác cùng với ISO (International Organization for Standardization) và IEC (International Electrotechnical Commission).
Hệ thống công nhận phòng thí nghiệm quốc gia Nhật Bản (JNLA) là cơ quan chịu trách nhiệm chủ yếu trong việc đánh giá và công nhận năng lực của các phòng thí nghiệm của đất nước xứ sở hoa anh đào trong các quá trình báo cáo và thử nghiệm. Một điều không kém phần quan trọng là các cơ quan nếu muốn được cấp chứng nhận bởi hệ thống JIS đều phải tuân thủ theo ISO/IEC 17065.
Quy trình cấp chứng nhận tiêu chuẩn JIS bao gồm các quá trình đánh giá:
- Sự phù hợp của sản phẩm đối với JIS có liên quan.
- Hệ thống quản lý chất lượng sản phẩm của nhà sản xuất.
Phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản rất đa dạng, trải dài từ các ngành công nghiệp nặng cho đến các ngành công nghiệp nhẹ, điển hình như là ngành công nghiệp sản xuất thép, thép không gỉ và các vật tư sản xuất khác. Hệ thống tiêu chuẩn JIS cũng có những cách đánh giá riêng đối với các loại sản phẩm dân dụng như xà phòng, nước rửa.
Tuy nhiên, JIS không bao gồm phạm vi các sản phẩm dưới đây:
- Thuốc.
- Hóa chất nông nghiệp.
- Thực phẩm, nông sản, lâm sản.
- Phân bón hóa học.
- Sợi tơ tằm.
Tất cả những điều kể trên đã đủ có thể nói rằng, tất cả những dòng sản phẩm đạt được chứng nhận tiêu chuẩn kỹ thuật JIS đều là những sản phẩm chất lượng, an toàn đối với người sử dụng.
Quá trình phát triển của tiêu chuẩn JIS Nhật Bản
Tại thời kỳ của Thiên Hoàng Minh Trị (Meiji), các doanh nghiệp tư nhân đến từ đất nước mặt trời mọc phải chịu trách nhiệm trong việc đề ra các tiêu chuẩn trong quá trình sản xuất. Cho dù lúc bấy giờ thì chính phủ Nhật Bản đã có những tài liệu chuẩn và đặc điểm kỹ thuật dành cho mục đích mua bán một số mặt hàng nhất định, có thể kể đến như vũ khí, đạn dược.
Hình ảnh những người công nhân vào thời Meiji.
Sau một khoảng thời gian thì những bộ tiêu chuẩn riêng biệt này đã được hợp nhất lại thành một bộ tiêu chuẩn chính thức mang tên Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) vào năm 1921.
Logo của JIS từ năm 1921 đến ngày 30/09/2008.
Trong khoảng thời gian diễn ra chiến tranh thế giới thứ II, có rất nhiều loại tiêu chuẩn đơn giản được ban hành nhằm mục đích để tăng sản lượng vật tư, thiết bị và vũ khí trong quản lý chuỗi cung ứng quân sự. Sau đó, vào năm 1945, Hiệp hội Tiêu chuẩn Nhật Bản (JSA) được thành lập. Năm 1946, các quy chuẩn được ban hành bởi JISC được gọi là các tiêu chuẩn mới của Nhật Bản (JES).
Đến năm 1949, Luật tiêu chuẩn hóa công nghiệp chính thức được ban hành, đây được xem là nền tảng pháp lý cho các Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS) ngày nay.
Luật Tiêu chuẩn hóa Công nghiệp được sửa đổi vào năm 2004 và đến ngày 01/10/2005, con dấu của JIS cũng chính thức được thay đổi. Tất cả các sản phẩm được dùng song song con dấu cũ và con dấu mới trong khoảng thời gian chuyển tiếp 3 năm. Kể từ ngày 01/10/2008, tất cả sản phẩm đạt được chứng nhận Tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản sẽ bắt đầu sử dụng con dấu mới.
Logo chính thức hiện tại của JIS.
Ký hiệu về các loại tiêu chuẩn JIS
Đối với mỗi ngành khác nhau sẽ có những bộ tiêu chuẩn JIS khác nhau. Nhằm mục đích giúp cho các nhà sản xuất cũng như người dùng dễ dàng tra cứu thì phân loại tiêu chuẩn JIS thường được ký hiệu như sau:
JIS – Chữ cái Alphabet (ứng với lĩnh vực công nghiệp) – XXXX:XXXX (4 chữ số đầu tương ứng với mã sản phẩm, 4 chữ số sau là năm ban hành/ sửa đổi tiêu chuẩn).
Tuy nhiên, dãy số XXXX:XXXX có thể có hoặc không phụ thuộc vào từng ngành công nghiệp cụ thể.
Danh sách các ký hiệu được dùng trong tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản (JIS):
A – Kỹ thuật xây dựng và kiến trúc
B – Cơ khí
- JIS B 7021: 2013 – Đồng hồ chống nước sử dụng chung – Phân loại và khả năng chống nước.
- JIS B 7512: 2016 – Các biện pháp băng thép.
- JIS B 7516: 2005 – Quy tắc kim loại.
C – Kỹ thuật điện và điện tử
- JIS C 0920: 2003 – Các mức độ bảo vệ được cung cấp bởi các rào cản.
- JIS C 5062 : 2008 – Đánh dấu mã cho điện trở và tụ điện.
- JIS C 5063 : 1997 – Chuỗi số ưu tiên cho điện trở và tụ điện.
- JIS C 7001 – Loại hệ thống chỉ định cho ống điện tử.
- JIS C 7012 – Loại hệ thống chỉ định cho các thiết bị bán dẫn rời rạc.
- JIS C 8800: 2008 – Bảng chú giải thuật ngữ cho hệ thống năng lượng tế bào nhiên liệu.
D – Kỹ thuật ô tô
E – Kỹ thuật đường sắt
F – Đóng tàu
G – Vật liệu sắt và luyện kim
H – Vật liệu màu và luyện kim
- JIS H 2105 – Chì lợn.
- JIS H 2107 – Thỏi kẽm.
- JIS H 2113 – Kim loại Cadmium.
- JIS H 2116 – Bột vonfram và bột cacbua vonfram.
- JIS H 2118 – Thỏi hợp kim nhôm để đúc khuôn.
- JIS H 2121 – Đồng cathode điện phân.
- JIS H 2141 – Vàng thỏi.
- JIS H 2201 – Thỏi hợp kim kẽm để đúc khuôn.
- JIS H 2202 – Thỏi hợp kim đồng cho đúc.
- JIS H 2211 – Thỏi hợp kim nhôm dùng cho đúc.
- JIS H 2501 – Phosphor đồng kim loại.
- JIS H 3100 – Đồng và hợp kim đồng, tấm và dải.
- JIS H 3110 – Phosphor đồng và niken bạc tấm, tấm và dải.
- JIS H 3130 – hợp kim berili đồng, hợp kim titan đồng, đồng phosphor, đồng-niken-thiếc hợp kim và bạc niken tấm, lá và dải lò xo.
- JIS H 3140 – Thanh cái bằng đồng.
- JIS H 3250 – Thanh và que hợp kim đồng và đồng.
- JIS H 3260 – Dây đồng hợp kim đồng và đồng.
- JIS H 3270 – Hợp kim đồng berili, đồng thiếc phốt-pho và các thanh bạc, thanh và dây.
- JIS H 3300 – Ống và ống đồng hợp kim đồng và đồng.
- JIS H 3320 – Ống và ống hàn hợp kim đồng và đồng.
- JIS H 3330 – Ống đồng bọc bằng nhựa.
- JIS H 3401 – Phụ kiện đường ống bằng đồng và hợp kim đồng.
- JIS H 4000 – Tấm và tấm hợp kim nhôm và nhôm, dải và tấm cuộn.
- JIS H 4001 – Tấm và dải nhôm hợp kim nhôm và sơn.
- JIS H 4040 – Thanh, dây và dây hợp kim nhôm và nhôm.
- JIS H 4080 – Ống nhôm đúc hợp kim nhôm và nhôm và ống hút lạnh.
- JIS H 4090 – Ống và ống hàn hợp kim nhôm và nhôm.
- JIS H 4100 – Nhôm và nhôm hợp kim ép đùn hình dạng.
- JIS H 4160 – Lá nhôm và hợp kim nhôm.
- JIS H 4170 – Lá nhôm có độ tinh khiết cao.
- JIS H 4301 – Tấm và tấm hợp kim chì và chì.
- JIS H 4303 – Tấm và tấm chì DM.
- JIS H 4311 – Ống hợp kim chì và chì cho các ngành công nghiệp chung.
- JIS H 4461 – Dây vonfram dùng cho chiếu sáng và thiết bị điện tử.
- JIS H 4463 – Dây và que vonfram thoriated cho chiếu sáng và thiết bị điện tử.
- JIS H 4631 – Ống hợp kim titan và titan cho bộ trao đổi nhiệt.
- JIS H 4635 – Ống hàn hợp kim titan và titan.
- JIS H 5401 – Kim loại màu trắng.
- JIS H 8300 – Phun nhiệt ― kẽm, nhôm và các hợp kim của chúng.
- JIS H 8601 – Lớp phủ oxit anodic trên hợp kim nhôm và nhôm.
- JIS H 8602 – Lớp phủ kết hợp của oxit anốt và lớp phủ hữu cơ trên hợp kim nhôm và nhôm.
- JIS H 8615 – Lớp phủ mạ crôm bằng điện cho mục đích kỹ thuật.
- JIS H 8641 – Mạ kẽm nhúng nóng.
- JIS H 8642 – Lớp phủ nhôm nhúng nóng trên các sản phẩm sắt.
K – Kỹ thuật hóa học
L – Kỹ thuật dệt
M – Khai thác mỏ
P – Bột giấy và giấy
- JIS P 0138-61 (JIS P 0138: 1998): xử lý khổ giấy đã hoàn thành ( ISO 216 với chuỗi B lớn hơn một chút ).
Q – Hệ thống quản lý
- JIS Q 9001 – Hệ thống quản lý chất lượng – yêu cầu.
- JIS Q 14001 – Hệ thống quản lý môi trường – các yêu cầu có hướng dẫn sử dụng.
- JIS Q 15001 – Hệ thống quản lý bảo vệ thông tin cá nhân – yêu cầu.
- JIS Q 20000-1 – Quản lý dịch vụ CNTT – đặc điểm kỹ thuật.
- JIS Q 27001 – Hệ thống quản lý bảo mật thông tin – yêu cầu.
R – Gốm sứ
S – Sản phẩm trong nước
T – Thiết bị y tế và thiết bị an toàn
W – Máy bay và hàng không
X – Xử lý thông tin
- JIS X 0201: 1997 – Biến thể quốc gia Nhật Bản của bộ ký tự 7-bit ISO 646.
- JIS X 0202: 1998 – Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản tương ứng với mã hóa ký tự ISO 2022.
- JIS X 0208: 1997 – Bộ chữ kanji mã đôi 7 bit và 8 bit cho trao đổi thông tin.
- JIS X 0212: 1990 – Ký tự đồ họa bổ sung của Nhật Bản được đặt để trao đổi thông tin.
- JIS X 0213: 2004 – bộ chữ Kanji mở rộng 7 bit và 8 bit được mã hóa để trao đổi thông tin.
- JIS X 0221-1: 2001 – Tiêu chuẩn quốc gia Nhật Bản tương ứng với ISO 10646.
- JIS X 0401: 1973 – Mã nhận dạng To-do-fu-ken (tỉnh).
- JIS X 0402: 2003 – Mã nhận dạng cho các thành phố, thị trấn và làng mạc.
- JIS X 0405: 1994 – Mã phân loại hàng hóa.
- JIS X 0408: 2004 – Mã nhận diện cho các trường đại học và cao đẳng.
- JIS X 0501: 1985 – Ký hiệu mã vạch cho mã hàng hóa thống nhất.
- JIS X 0510: 2004 – Mã QR.
- JIS X 3001-1: 2009, JIS X 3001-2: 2002, JIS X 3001-3: 2000 – Ngôn ngữ lập trình Fortran.
- JIS X 3002: 2001 – COBOL.
- JIS X 3005-1: 2010 – SQL.
- JIS X 3010: 2003 – Ngôn ngữ lập trình C.
- JIS X 3014: 2003 – C ++.
- JIS X 3017: 2011, JIS X 3017: 2013 – Ngôn ngữ lập trình – Ruby.
- JIS X 3030: 1994 – POSIX – hủy bỏ trong năm 2010.
- JIS X 4061: 1996 – Thu thập chuỗi ký tự tiếng Nhật.
- JIS X 6002: 1980 – Bố trí bàn phím để xử lý thông tin bằng bộ ký tự mã hóa bit 7 JIS.
- JIS X 6054-1: 1999 – MIDI.
- JIS X 6241: 2004 – Đĩa DVD 120 mm – Đĩa chỉ đọc.
- JIS X 6243: 1998 – Đĩa ghi đĩa DVD 120 mm ( DVD-RAM ).
- JIS X 6245: 1999 – 80 mm (1,23GB / mặt) và 120 mm (3,95GB / mặt) DVD-Recordable-Disk ( DVD-R ).
- JIS X 6302-6: 2011 – Thẻ nhận dạng – Kỹ thuật ghi âm – Phần 6: Dải từ tính – Khả năng chịu lực cao.
- JIS X 9051: 1984 – Mẫu ký tự ma trận 16 chấm cho thiết bị hiển thị.
- JIS X 9052: 1983 – Mẫu ký tự ma trận 24 chấm cho máy in dấu chấm.
Z – Khác
- JIS Z 2371: 2015 – Phương pháp thử nghiệm phun muối.
- JIS Z 8301: 2011 – Quy tắc bố trí và soạn thảo tiêu chuẩn công nghiệp Nhật Bản.
- JIS Z 9112: 2012 – Phân loại đèn huỳnh quang và điốt phát sáng nhờ tính chất màu và độ màu.