Vì đảm bảo an toàn cho mỗi người khi tham gia lao động mà găng tay bảo hộ đã được chia thành nhiều loại khác nhau. Việc tiêu chuẩn găng tay bảo hộ cũng sẽ được ước định ra thành nhiều loại. Trong đó có 3 tiêu chuẩn găng tay bảo hộ mà chúng ta cần phải nắm rõ nhất. Mời bạn đọc tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Tiêu Chuẩn EN 420
Tiêu chuẩn EN 420 quy định hai điều cơ bản sau:
(1) Không gây hại cho người đeo găng. Nghe qua thì hầu hết chúng ta sẽ nghĩ điều đó là hiển nhiên. Tuy nhiên, đối với găng bảo hộ thì tính an toàn khi sử dụng phải được chứng minh thông qua các số liệu thực tế.
(2) Phải tạo sự thoải mái cho người dùng cũng như độ khéo léo khi người dùng thao tác.
Sau đây là một số yêu cầu cơ bản trong tiêu chuẩn EN 420:
* Nếu găng tay có đường chỉ may (găng tay làm từ sợi, găng tay da) thì những đường chỉ đó không được gây ảnh hưởng đến hiệu năng bảo vệ của găng.
* Độ pH cần nằm trong khoảng từ 3.5 đến 9.5
* Hàm lượng chrome VI (hóa trị 6) phải nhỏ hơn 3 mg / 1 kg
* Găng tay làm từ cao su tự nhiên cần được kiểm tra hàm lượng protein để chắc rằng găng không gây dị ứng cho người mang.
* Trường hợp NSX có cung cấp hướng dẫn vệ sinh thì hiệu năng của găng không được suy giảm sau số lần giặt quy định trong hướng dẫn.
Độ khéo léo mà găng hỗ trợ cũng là một trong các bài test. Nhân viên test sẽ đeo găng và nhặt 5 cây đinh có đường kính từ 5 mm đến 11 mm. Mỗi cây đinh sẽ được nhân viên test nhặt trong 3 lần. Thang điểm cho bài test này là từ 1-5, điểm 5 tương ứng với kích thước cây đinh nhỏ nhất mà nhân viên có thể nhặt được trong 3 lần liên tiếp.
Những Yêu Cầu Về Thể Hiện Thông Tin Trên Sản Phẩm Và Bao Bì
Ngoài các yêu cầu trên thì trên găng tay cần phải thể hiện những thông tin sau:
* Tên nhà sản xuất
* Tên và size của găng
* Ký hiệu CE
* Các ký hiệu thể hiện tiêu chuẩn EN và hiệu năng bảo vệ của găng
* Trong vòng đời sử dụng của găng, những thông tin trên không được phai mờ đến mức không thể nhận biết.
Bao bì của găng phải thể hiện những thông tin sau:
* Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đơn vị đại diện
* Tên và size của găng
* Ký hiệu CE
* Khuyến cáo về mục đích sử dụng. Ví dụ: ‘For minimal risks only’
* Nếu găng chỉ bảo vệ một phần của tay thì cần được nêu rõ. Ví dụ: ‘Palm protection only’
* Thông tin về một nguồn khác trong trường hợp người dùng cần tham khảo thêm thông tin.
Những mảnh giấy hướng dẫn kèm theo cũng cần phải bao gồm những thông tin như:
* Tên và địa chỉ của nhà sản xuất hoặc đơn vị đại diện
* Tên của găng tay (model)
* Các size được sản xuất
* Ký hiệu CE
* Hướng dẫn chăm sóc và bảo quản
* Những hướng dẫn và giới hạn sử dụng
* Danh sách các chất gây dị ứng cho người dùng
* Tên và địa chỉ của đơn vị cấp chứng nhận
Tiêu chuẩn EN 420 được thiết kế để đảm bảo rằng găng tay bảo hộ không gây hại và cung cấp sự thoải mái cần thiết cho người dùng. Các loại găng bảo hộ chuyên dụng cần phải đạt được tiêu chuẩn EN 420 trước khi được test ở những tiêu chuẩn khác.
Tiêu Chuẩn EN 388
Tiêu chuẩn EN 388 được tạo ra nhằm mục đích chuẩn hóa các tính năng của găng tay bảo hộ cơ khí.
Việc chuẩn hóa các tính năng bảo vệ sẽ giúp người dùng dễ dàng hơn trong việc chọn mua găng tay bảo hộ phù hợp với nhu cầu.
Mỗi tiêu chuẩn EN đều có số năm kèm theo sau và được xem như là số phiên bản của tiêu chuẩn. Ví dụ: EN 388:2003 thì 2003 là số năm phiên bản được chính thức áp dụng. EN 388 bao gồm 04 bài test:
1. Chống mài mòn
2. Chống cắt
3. Chống rách
4. Chống đâm thủng
Bài Test Khả Năng Chống Mài Mòn
Dựa trên số vòng quay (Cycle) chà xát đủ để mài rách chiếc găng tay. Lưu ý là chà xát bằng giấy nhám theo quy chuẩn và dưới một lực quy chuẩn. Chỉ số bảo vệ trên được chia bằng thang đo 4 cấp độ dựa vào số lượt mài cho đến khi làm rách được chiếc găng tay. Dĩ nhiên chỉ số này càng cao, tức là càng cần nhiều lần chà xát mới làm rách được chiếc găng thì găng tay càng tốt. Tham khảo thông số bên dưới.
Bài Test Khả Năng Chống Cắt
Dựa trên số lần cắt cho đến khi cắt đứt rách được sản phẩm dưới tốc độ cố định. Chỉ số bảo vệ này được chia theo thang đo 5 cấp độ. Ví dụ, trong cuộc kiểm tra tiêu chuẩn chống cắt, Găng chống cắt Shield của Safety Jogger chịu được ít nhất 20 lát cắt trước khi rách và được xếp vào mức bảo vệ cấp độ 5 (Cấp độ cao nhất). Và cũng tương tự Abrasion, Chỉ số chống cắt càng cao, đôi tay bạn càng được bảo vệ an toàn. Tham khảo thông số bên dưới.
Bài Test Khả Năng Chống Rách
Dựa trên lực kéo tối đa cho đến khi xé rách được sản phẩm. Thang đo cho chỉ số chống xé rách gồm 4 cấp độ. Mức chịu lực tối đa cho thang đo này lên đến 75 N (Newton). Tham khảo thông số bên dưới nhé.
Bài Test Khả Năng Chống Đâm Thủng
Sử dụng một cây kim tác động một lực nhất định lên mẫu thử. Kết quả test được tính theo độ lớn của lực để làm thủng mẫu thử (Newton). Mỗi bài test sẽ có những thang điểm đánh giá riêng. Bên dưới là bảng phân loại theo kết quả mỗi bài test.
BÀI TEST | THANG ĐIỂM | C | D | E | F |
---|---|---|---|---|---|
1 | 2 | 3 | 4 | 5 | |
Chống hao mòn (số vòng) | 100 | 500 | 2000 | 8000 | |
Chống cắt (số lần) | 1,2 | 2,5 | 5 | 10 | 20 |
Chống rách (Newton) | 10 | 25 | 50 | 75 | |
Chống đâm thủng (Newton) | 20 | 60 | 100 | 150 |
Nhược Điểm Của Tiêu Chuẩn EN 388:2003
Bài test chống cắt của tiêu chuẩn EN 388:2003 được gọi là Couptest. Couptest có những khuyết điểm nhất định như không thể đánh giá khả năng chống cắt của găng tay sợi thép (vì thép dẫn điện).
Hơn nữa, lực tác động chỉ 5N (500 gr) không thể đánh giá khả năng chống cắt của các loại sợi có độ chống cắt cao như sợi thép hoặc sợi thép bọc Kevlar®.
Ngoài ra, nhược điểm lớn nhất của couptest đó là không tái hiện đúng thực tế sử dụng của găng tay chống cắt.
Tiêu Chuẩn EN407:2004 Trong Găng Tay Chịu Nhiệt
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu và các phương pháp test để đảm bảo đôi găng tay bảo hộ có thể bảo vệ tay người lao động khỏi nhiệt/ lửa. Các con số được đưa ra bên dưới ký tự hình ảnh thể hiện hiệu suất bảo vệ của găng. Con số này càng cao thì bảo vệ càng tốt, càng nhiều và ngược lại.
Tính Chất Cháy Của Vật Liệu
Thời gian đánh lửa và thời gian vật liệu phát sáng hoặc cháy sau khi đánh lửa được đo trong thử nghiệm này.
Nhiệt Tiếp Xúc
Găng tay có thể tiếp xúc với nhiệt độ từ + 100°C đến + 500°C. Sau đó, nó được đo xem phải mất bao lâu để mặt trong của găng tay trở nên ấm hơn 10°C so với lúc ban đầu (khoảng 25°C độ). Găng tay phải chịu được nhiệt độ tăng tối đa 10°C trong ít nhất 15 giây.
Nhiệt Đối Lưu
Ở đây, nó được đo thời gian cần thiết để tăng nhiệt độ bên trong của găng tay với 24°C, sử dụng dầu bôi trơn (80kW / m2).
Bức Xạ Nhiệt
Thời gian trung bình được đo cho độ thấm nhiệt 2,5kW / m2.
Kim Loại Nóng Chảy Văng Bắn (Vết Nhỏ)
Thử nghiệm dựa trên số giọt kim loại nóng chảy tạo ra sự tăng nhiệt độ giữa vật liệu găng tay và da với 40°C.
Lượng Lớn Kim Loại Nóng Chảy
Một màng PVc được gắn vào mặt sau của vật liệu găng tay. Sắt nóng chảy được đổ vào vật liệu. Phép đo đo xem cần bao nhiêu gam sắt nóng chảy để làm hỏng màng PVC.
Kết Luận
Trên đây là 3 tiêu chuẩn quan trọng đối với găng tay bảo hộ. Bạn đọc lưu ý kỹ để có thể mua bán hay sử dụng sản phẩm một cách thông minh và hiệu quả.