Để tăng doanh số bán hàng, các nhà bán lẻ phải tập trung vào chiến lược và phương pháp nhắm đến khách hàng. Bài viết dưới đây Halana sẽ chia sẻ 5 bí quyết giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng, mang đến những bài học quý giá cho các nhà quản lý. Cùng theo dõi nhé!
Tăng trưởng doanh số bán hàng
Tại sao doanh số bán hàng của doanh nghiệp bị tụt giảm?
Không có quy trình bán hàng
Chiến lược bán hàng khi được xác định rõ ràng là chìa khóa dẫn đến chuyển đổi vững chắc cho doanh nghiệp của bạn. Một quy trình bán hàng thành công là một quy trình mà bắt đầu bằng việc xác định và đánh giá chính xác khách hàng tiềm năng và quy trình đó sẽ đạt đến đỉnh cao khi khách hàng đó sẵn sàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn.
Không nhắm đúng đối tượng khách hàng
Đừng tập trung quá nhiều vào sản phẩm hay dịch vụ của bạn tốt như thế nào hoặc những lợi ích mà nó mang lại. Thay vào đó, hãy tập trung vào những vấn đề của khách hàng và cách làm sao để dịch vụ hoặc sản phẩm của bạn có thể giải quyết những vấn đề đó.
Không có các công cụ hỗ trợ cần thiết
Việc không cung cấp cho đội ngũ bán hàng các công cụ và công nghệ họ cần là một sai lầm phổ biến và cơ bản mà các công ty mắc phải. Không đầu tư vào các công cụ giúp quản lý quy trình bán hàng sẽ khiến doanh số bán hàng trong tương lai giảm sút nghiêm trọng.
5 cách giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng
Giá sản phẩm được đảm bảo thúc đẩy tỷ suất lợi nhuận
Định giá sản phẩm hiệu quả đã không còn là một hình thức nghệ thuật mơ hồ. Khi các thị trường trở nên năng động hơn, các chiến lược định giá cần phản ánh được sự linh hoạt và nhanh nhạy. Chiến lược giá là cơ sở của doanh thu bán hàng và tỷ suất lợi nhuận.
Vì vậy, nếu bạn chưa phát triển được một chiến lược định giá giúp làm tăng lợi nhuận của mình, thì đây là vấn đề đầu tiên cần tập trung vào. Các doanh nghiệp cần có rất nhiều dữ liệu để bắt đầu thực hiện điều chỉnh và cải thiện chiến lược giá của họ. Để tiết kiệm được thời gian và tránh rủi ro không đáng có, các nhà bán lẻ tốt nhất là nên sử dụng các giải pháp phần mềm giúp định giá hiện nay.
Giá sản phẩm được đảm bảo
Với các công cụ phần mềm, bạn có thể cải thiện chiến lược giá của doanh nghiệp chỉ bằng vài cú nhấp chuột. Loại công cụ này cũng giúp cho doanh nghiệp đối phó tốt hơn với bất kỳ ý định thay đổi giá cả hàng hóa hay dịch vụ nào trong tương lai. Một chiến lược định giá thông minh là một cách tăng doanh số bán hàng tuyệt vời của nhà bán lẻ.
Đặt mục tiêu rõ ràng
Nhiều người nghĩ rằng mục tiêu của hầu hết các doanh nghiệp là thúc đẩy tăng trưởng, giúp tăng doanh số và tăng doanh thu bán hàng. Tuy nhiên, trên thực tế, ba mục tiêu này không hoàn toàn giống nhau và có những cách tiếp cận khác nhau.
Ví dụ: Việc tăng doanh số bán hàng không nhất thiết có nghĩa là doanh thu tăng. Hay như việc thúc đẩy tăng trưởng cần những khoản đầu tư ban đầu mà không làm dẫn đến tăng thu nhập.
Nhà quản lý cần xác định mục tiêu chính mà công ty muốn đạt được là gì để tìm giải pháp cho chúng. Tổ chức của bạn có thể có những công cụ tối tân, nhưng sẽ rất dễ thất bại nếu các nhà quản lý và đội ngũ bán hàng làm việc mà không có mục tiêu rõ ràng. Chìa khóa ở đây là nêu mục tiêu của bạn một cách rõ ràng và chi tiết nhất có thể.
Tiếp theo là đặt mục tiêu cho những nhóm sản phẩm riêng lẻ để đáp ứng các chỉ tiêu rộng hơn. Ví dụ: Nếu mục tiêu chủ yếu là tăng lợi nhuận thì một số KVIs cần tăng tỷ suất lợi nhuận lên đến 5% trong 2-3 tháng.
Tăng cường tương tác với khách hàng
Khách hàng đánh giá cao việc sẵn lòng lắng nghe và nói chuyện với những nhà bán lẻ mà họ mua sắm cùng. Khách hàng muốn truyền đạt suy nghĩ của họ về trải nghiệm mua sắm, cho dù đó là dưới hình thức thăm dò ý kiến, đánh giá hoặc đề xuất cho người khác. Điều này mang lại nhiều lợi ích cho các nhà bán lẻ.
Ngoài ra, khách hàng đã mua hàng không chỉ giới thiệu dịch vụ hay sản phẩm cho nhiều khách hàng tiềm năng khác mà họ còn có thể phát hiện những sai sót trong quá trình bán hàng của công ty bạn. Bằng cách thiết lập nhiều kênh giúp giao tiếp với khách hàng, công ty có thể nhận được tin tức và lời khuyên miễn phí để cải thiện mọi hoạt động kinh doanh của mình.
Các doanh nghiệp có thể nhận phản hồi của khách hàng, tiến hành nghiên cứu và thực hiện những thay đổi để đảm bảo trải nghiệm của khách hàng tích cực hơn.
Tăng cường tương tác với khách hàng
Tạo động lực mua hàng cho khách hàng
Một trong những cách tăng doanh số bán hàng mà doanh nghiệp nào cũng sử dụng đó là thuyết phục khách hàng mua hàng. Trong các dịp lễ lớn như giáng sinh, sinh nhật, lễ Tết, các nhà bán lẻ có thể thúc đẩy doanh thu bằng cách khuyến khích khách hàng mua hàng.
Các nhà bán lẻ trên khắp thế giới tổ chức các sự kiện mua sắm lớn như Cyber Monday hoặc Black Friday để thúc đẩy doanh thu bán hàng và khuyến khích những người tiêu dùng mua sắm. Nhiều doanh nghiệp tạo ra những ngày lễ của mình bằng các chương trình khuyến mãi, giảm giá, ưu đãi đặc biệt để thu hút khách hàng và khuyến khích họ mua nhiều mặt hàng cùng một lúc.
Tạo động lực mua hàng
Các doanh nghiệp có thể hưởng lợi từ những ưu đãi được cá nhân hóa để thúc đẩy các giao dịch mua tiếp theo, chẳng hạn như ghi lại ngày sinh nhật của các khách hàng trung thành và áp dụng giảm giá cá nhân cho phù hợp.
Tìm kiếm các kênh bán hàng và cơ hội mới
Các nhà quản lý cần xem xét các chiến lược tiếp thị của họ và tìm ra các cơ hội tiếp thị và đối tượng mới để cải thiện và tăng doanh số bán hàng. Việc tìm kiếm những kênh bán hàng mới không đòi hỏi các doanh nghiệp phải thay đổi chiến lược marketing hiện tại. Doanh nghiệp vẫn có thể giữ nguyên các kênh bán hàng hiện có và các phương thức bán hàng thông qua chúng.
Kết luận
Bài viết trên Halana đã chia sẻ cho các bạn những thông tin về 5 cách giúp doanh nghiệp tăng doanh số bán hàng. Mong rằng qua bài viết này bạn sẽ có thêm những kiến thức thú vị.
Ngoài ra, nếu quý khách hàng muốn gia tăng doanh số thì 1 trong những sàn TMĐT B2B ở Việt Nam luôn giải quyết được các vấn đề khó khăn này cùng tìm hiểu và đăng ký vào link bên dưới để trải nghiệm rõ hơn.
Link đăng ký : Đăng ký bán hàng cùng Halana