Nếu bạn là một người thường xuyên sử dụng những sản phẩm giày bảo hộ lao động thì ắt hẳn bạn đã nghe đến những loại giày có phần đế giày được làm bằng chất liệu PU. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ về loại vật liệu này. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cơ bản về loại vật liệu PU.
Vật Liệu PU Là Gì?
PU là tên gọi viết tắt của loại vật liệu Polyurethane. Loại vật liệu này hiện nay đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến trong nhiều ngành công nghiệp khác nhau. Vật liệu PU có rất nhiều đặc tính nổi bật, có thể kể đến như độ bền cực kỳ cao, có khả năng tương thích tốt với nhiều loại môi trường khắc nghiệt như môi trường oxi hóa, môi trường thời tiết xấu,…
Ngoài ra, loại vật liệu này không những có khả năng không bị tác động nhiều bởi các loại hóa chất mà còn có khả năng chống mài mòn cực kỳ tốt. Tất cả những tính năng ưu việt kể trên là một trong những lí do cho việc vật liệu Polyurethane được sử dụng vô cùng thịnh hành trong các ngành công nghiệp sản xuất.
Vật liệu PU
Những Đặc Tính Nổi Bật Của Loại Vật Liệu PU
- Vật liệu PU sở hữu tính năng chống mài mòn cực cao. Vì thế nên vật liệu Polyurethane rất hay được ứng dụng trong việc làm vật liệu sơn bền ngoài trên những bề mặt nhằm mục đích phần nào bảo vệ được phần vật liệu ở bên trong. So với những vật liệu kim loại khác hay cao su, nhựa, thì tính năng này của vật liệu PU vượt trội hơn rất nhiều.
- Khả năng chống dính các loại dầu mỡ, chất béo, dung môi hữu cơ cực kỳ tốt.
- So với các loại cao su thông thường khác hiện đang có trên thị trường thì loại vật liệu PU có khả năng chịu áp lực tốt hơn. Chính vì ưu điểm nổi bật này mà vật liệu Polyurethane thường được ứng dụng trong quá trình sản xuất các sản phẩm bánh xe tải nặng, tấm chống sốc, các loại khớp nối,…
- Đây là một loại vật liệu sở hữu tính năng chống xé rách cực kỳ tốt, có thể chịu được lực xé trong khoảng từ 500 đến 1000lbs/inch, vượt trội hơn rất nhiều nếu đặt lên bàn cân so sánh với các loại vật liệu cao su khác.
- Khả năng chống chịu tốt đối với các điều kiện môi trường thời tiết khắc nghiệt như môi trường oxy hóa, ánh sáng mặt trời, ozone,…
- Có tính năng cách điện cực cao, được ứng dụng phổ biến trong việc sản xuất vỏ bọc cho các loại dây cáp, dây điện.
- Khả năng co giãn và chịu va đập ưu việt.
Vật Liệu PU Trong Công Nghệ Sản Xuất Đế Giày
Chính vì nhờ những đặc tính ưu việt kể trên mà loại vật liệu PU thường được ứng dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong các ngành công nghiệp sản xuất, trong đó không thể không kể đến công nghiệp đúc đế giày, điển hình là các loại sản phẩm giày bảo hộ lao động.
Hơn nữa, ngoài điểm cộng là loại vật liệu này có khả năng đổ khuôn khá đơn giản thì những sản phẩm có phần đế giày được cấu tạo từ chất liệu Polyurethane được đánh giá là một trong những loại đế giày năng động nhất bởi không những sở hữu những đặc tính nổi bật như nhẹ bền, khả năng chống thấm, chống dung môi, chống trơn trượt cực kỳ tốt mà còn không bị giãn nở trong môi trường dầu.
Vật liệu PU trong công nghệ sản xuất đế giày
Tuy nhiên, loại vật liệu PU có một nhược điểm là đôi khi trong quá trình trộn và rót nguyên vật liệu có sự xuất hiện của những bọt khí, nguyên nhân có thể là do xuất phát từ trong quá trình trộn nguyên vật liệu không đồng đều. Mặc dù là như vậy nhưng hiện nay trên thị trường đã xuất hiện nhiều loại thiết bị máy móc trộn, rót tự động nhằm mục đích giúp quá trình sản xuất đạt được hiệu suất tốt hơn và qua đó có thể tạo ra những sản phẩm có phần đế giày chất lượng tốt hơn.
Với những thông tin trên thì có thể đánh giá rằng vật liệu PU là một loại vật liệu rất có tiềm năng trong tương lai đối với các ngành công nghiệp sản xuất, thậm chí có thể thay thế hoàn toàn các loại vật liệu cao su trong nhiều ứng dụng, nhằm mục đích tạo điều kiện cho các nhà máy hoạt động ổn định hơn, đồng thời cải thiện được năng suất hoạt động và tuổi thọ của các loại thiết bị máy móc.
Vì Sao Các Loại Đế Giày Làm Từ Vật Liệu PU Dễ Bị Vỡ Vụn?
Đối với những người sử dụng giày bảo hộ lao động lao động lâu năm thì sẽ không còn lạ lẫm với hiện tượng đế giày sau khi sử dụng một thời gian dài thường sẽ bị bật ra khỏi giày, hoặc là bị mục rữa. Vấn đề này thường gặp nhất đối với những sản phẩm giày bảo hộ lao động có phần đế được làm bằng chất liệu PU. Tất cả các vấn đề kể trên được gọi là hiện tượng thủy phân đế giày.
Thế Nào Là Hiện Tượng Thủy Phân?
Hiện tượng thủy phân diễn ra khi nước chia cắt các phân tử có kích thước lớn thành các phân tử có kích thước nhỏ hơn nhiều lần.
Cấu trúc hóa học của vật liệu PU
Quá trình tương tự cũng diễn ra đối với các đế giày được làm từ loại vật liệu PU, khi Polyurethane tiếp xúc với nước sẽ bắt đầu thủy phân và trở thành các phần tử nhỏ hơn, khiến cho sức liên kết trở nên yếu dần đi.
Hiện tượng thủy phân thậm chí có thể diễn ra đối với cả những sản phẩm giày bảo hộ không được sử dụng và cất giữ trong tủ kính bởi vì đối với những môi trường có nhiệt độ và độ ẩm cao thì quá trình thủy phân sẽ càng được diễn ra nhanh chóng hơn. Khi bị thủy phân, các phân tử PU trong đế giày theo thời gian sẽ dần bị phân rã, mất đi độ bền chắc vốn có và trở nên giòn, dễ vỡ vụn.
Các Loại Vật Liệu PU
Hiện nay, trên thị trường có hai loại vật liệu PU chính, đó là PU Polyether và PU Polyester.
Trong hai loại vật liệu này thì PU Polyether có khả năng chống thủy phân cao hơn nhưng lại có khả năng chống dầu thấp hơn và ngược lại, PU Polyester tuy có khả năng chống thủy phân thấp hơn nhưng lại có khả năng chống dầu cao hơn.
Để đảm bảo cho các sản phẩm giày bảo hộ lao động đạt được tính năng bảo hộ tốt nhất thì các nhà sản xuất thường sử dụng PU Polyester để sản xuất các loại đế giày nhưng việc này sẽ đánh đổi một khoảng thời gian tuổi thọ của các loại giày bảo hộ lao động.
Kết luận
Trên đây là bài viết về vật liệu PU. Nếu bạn thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Ưu và nhược điểm của giày bảo hộ Jogger cổ thấp và cổ cao