Dây đai bảo hộ an toàn là một thiết bị không thể thiếu trong ngành xây dựng, vậy bạn có biết dây đai an toàn cũng có các tiêu chuẩn nhất định để đảm bảo chất lượng của thiết bị và sự an toàn của người lao động không? Mời các bạn cùng xem bài viết dưới đây: TCVN8206:2009
Nội dung toàn văn Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8206:2009 (ISO 16024 : 2005) về Phương tiện bảo vệ cá nhân – Phương tiện chống rơi ngã từ trên cao – Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi.
TIÊU CHUẨN QUỐC GIA
TCVN 8206 : 2009
ISO 16024 : 2005
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHƯƠNG TIỆN CHỐNG RƠI NGÃ TỪ TRÊN CAO – HỆ THỐNG DÂY CỨU SINH NGANG ĐÀN HỒI
Personal protective equipment for protection against falls from a height – Flexible horizontal lifeline systems
Lời nói đầu
TCVN 8206 : 2009 hoàn toàn tương đương với ISO 16024 : 2005.
Lời giới thiệu
Trong trường hợp tại nơi làm việc có tồn tại nguy cơ rơi ngã từ trên cao và vì lý do kỹ thuật hoặc do công việc diễn ra trong khoảng thời gian ngắn mà việc tiếp cận an toàn không thể thực hiện được thì cần phải xem xét đến việc sử dụng các hệ thống bảo vệ chống rơi ngã cá nhân. Việc sử dụng như vậy không bao giờ được tùy tiện và việc chấp nhận nó phải đặc biệt tuân theo các điều khoản chính thức về an toàn tại nơi làm việc.
Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi tuân theo tiêu chuẩn này thỏa mãn các yêu cầu về egônômi và chỉ được sử dụng nếu công việc cho phép các phương thức kết nối với các cơ cấu neo phù hợp có độ bền đã được xác minh và có thể được lắp đặt mà không làm tổn hại đến sự an toàn của người sử dụng. Người được tuyển dụng phải là người đã được đào tạo và hướng dẫn về việc sử dụng an toàn các thiết bị và phải tuân theo những điều được đào tạo và hướng dẫn đó. Đơn vị sử dụng cuối phải có kế hoạch giải cứu và phương tiện sẵn sàng để lắp đặt hệ thống.
Tiêu chuẩn này được xây dựng cho người sử dụng và các yêu cầu công nghiệp đối với một tiêu chuẩn quốc tế đề cập đến các hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi. Tiêu chuẩn dựa trên các kiến thức và thực tế hiện nay liên quan đến việc sử dụng các hệ thống và thiết bị bảo vệ chống rơi ngã được quy định trong bộ TCVN 7802 (ISO 10333) và các tiêu chuẩn khác về bảo vệ chống rơi ngã cá nhân. Mặc dù tiêu chuẩn này đề cập đến các hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi giữa các bộ phận neo nhưng nó không đề cập đến bản thân bộ phận neo đó.
Tiêu chuẩn này coi như nhà sản xuất hệ thống chống rơi ngã cá nhân, hệ thống phụ hoặc các chi tiết được sử dụng trong một hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi có một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với các quy chuẩn quốc gia và khu vực hiện hành. Hướng dẫn về một dạng hệ thống quản lý chất lượng như vậy có thể tìm trong TCVN ISO 9000.
PHƯƠNG TIỆN BẢO VỆ CÁ NHÂN – PHƯƠNG TIỆN CHỐNG RƠI NGÃ TỪ TRÊN CAO – HỆ THỐNG DÂY CỨU SINH NGANG ĐÀN HỒI
Personal protective equipment for protection against falls from a height – Flexible horizontal lifeline systems
1. Phạm Vi Áp Dụng
Tiêu chuẩn này quy định các yêu cầu thiết kế và tính năng, các phương pháp thử, hướng dẫn sử dụng, cách ghi nhãn và bao gói phù hợp của hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi dùng cho không quá ba người trong mỗi lần sử dụng, chuyên dùng để liên kếtvới phương tiện bảo vệ cá nhân chống rơi ngã từ trên cao. Tiêu chuẩn này không quy định những thiết kế đối với dây cứu sinh ngang đàn hồi, ngoại trừ các giới hạn về thiết kế cần cho việc sử dụng an toàn và lâu bền.
Tiêu chuẩn này không đề cập đến các hệ thống ray cứng, ray bảo vệ linh hoạt, dây cầm tay và dây neo giữ tại vị trí làm việc.
2. Tài Liệu Viện Dẫn
Các tài liệu viện dẫn sau rất cần thiết cho việc áp dụng tiêu chuẩn này. Đối với các tài liệu viện dẫn ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản được nêu. Đối với các tài liệu viện dẫn không ghi năm công bố thì áp dụng phiên bản mới nhất bao gồm cả các sửa đổi, bổ sung (nếu có).
TCVN 7802-1 (ISO 10333-1), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần 1: Dây đỡ cả người.
TCVN 7802-2 (ISO 10333-2), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần 2: Dây treo và thiết bị hấp thụ năng lượng.
TCVN 7802-3 (ISO 10333-3), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần 3: Dây cứu sinh tự co.
TCVN 7802-4 (ISO 10333-4), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần 4: Đường ray thẳng đứng và dây cứu sinh thẳng đứng kết hợp với bộ hãm rơi ngã kiểu trượt.
TCVN 7802-5 (ISO 10333-5), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần 5: Các bộ phận nối có cổng tự đóng và tự khóa.
TCVN 7802-6 (ISO 10333-6), Hệ thống chống rơi ngã cá nhân – Phần 6: Các phép thử tính năng của hệ thống.
ISO 9227 Corrosion test in artificial atmospheres – Salt spray tests (Thử ăn mòn trong môi trường nhân tạo – Thử phun nước muối).
3. Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này áp dụng các thuật ngữ và định nghĩa sau:
3.1. Bộ phận (component)
Tổ hợp tổng thể các chi tiết (các phần) được nối với nhau để thực hiện một hoặc nhiều chức năng trong hệ thống.
CHÚ THÍCH: Cơ cấu liên kết di động là ví dụ về một bộ phận.
3.2. Hình dạng (configuration)
Sự bố trí được xác định của một hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi về số lượng, sự sắp xếp và chiều dài của các khẩu độ với các yêu cầu đãđịnh cho vật liệu dây cứu sinh ngang đàn hồi và độ bền của các neo đầu mút và neo trung gian.
3.3. Chi tiết (element)
Phần cấu thành trong một hợp phần, bộ phận, phần ghép, hệ thống phụ hoặc hệ thống mà thường không được bán riêng lẻ cho người sử dụng (ví dụ dây đai).
3.4. Neo đầu mút (end anchor)
Cấu kiện được đặt ở mỗi đầu của dây cứu sinh ngang đàn hồi.
Xem Hình 1.
CHÚ THÍCH: Các neo đầu mút không thuộc phạm vi áp dụng của tiêu chuẩn này.
3.5. Bộ phận nối với neo đầu mút (end anchor connector)
Bộ phận dùng để kết nối dây cứu sinh ngang đàn hồi với một neo đầu mút.
Xem Hình 1.
3.6. Hệ thống chống rơi ngã (fall arrest system)
Tổ hợp các bộ phận được nối với nhau sao cho khi nối với một điểm neo thích hợp có khoảng trống đủ so với mặt đất hoặc chướng ngại vật khác, hệ thống này hoạt động như một thiết bị hoàn chỉnh có khả năng thực hiện chức năng chống rơi ngã.
3.7. Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi (flexible horizontal lifeline system)
Dây cứu sinh đàn hồi được giữ bằng hai hoặc nhiều neo sao cho độ dốc của đường thẳng nối hai neobất kỳ liền nhau không lệch quá 15° so với đường nằm ngang.
3.8. Dây cứu sinh đàn hồi (flexible lifeline)
Dây gồm có dây cáp thép, dây cáp sợi hoặc dây đai.
3.9. Khoảng cách rơi tự do (free fall distance)
Khoảng di chuyển theo chiều thẳng đứng của điểm liên kết chống rơi ngã trên dây đỡ từ khi bắt đầu rơiđến trước khi hệ thống bắt đầu chịu tác dụng lực để chống rơi ngã.
Xem Hình 2.
CHÚ THÍCH: Khoảng cách này không bao gồm khoảng cách hãm, nhưng bao gồm khoảng cách kích hoạt thiết bị chống rơi trước khi xuất hiện lực giữ.
3.10. Phụ tùng trên dây (in-line fittings)
Phụ tùng được lắp trên dây giữa các đầu mút của dây cứu sinh ngang đàn hồi và các bộ phận nối với neo.
3.11. Neo trung gian (intermediate anchor)
Cấu kiện để đỡ một dây cứu sinh ngang đàn hồi tại (các) vị trí ngoài các đầu mút.
Xem Hình 1.
3.12. Bộ phận nối với neo trung gian (intermediate anchor connector)
Bộ phận dùng để gắn dây cứu sinh ngang đàn hồi với một neo trung gian.
CHÚ THÍCH: Một bộ phận nối với neo trung gian dẫn hướng và đỡ dây cứu sinh ngang đàn hồi và không được cản trở sự di chuyển dọc theo dây.
3.13. Dụng cụ hấp thụ năng lượng của dây cứu sinh (lifeline energy absorber)
Dụng cụ được nối với một dây cứu sinh ngang đàn hồi để phân tán năng lượng và giảm xung lực trên dây gây ra do việc chống rơi ngã.
3.14. Đầu cuối của dây cứu sinh (lifeline termination)
Chi tiết cố định ở một đầu dây cứu sinh ngang đàn hồi cho phép kết nối với một neo đầu mút hoặc bộ phận nối với neo.
VÍ DỤ: Đầu nối, vòng sắt nối hoặc khuôn dập.
3.15. Xung lực tối đa (maximum arrest force)
Lực lớn nhất đo được tại điểm liên kết với dây đỡ cả người trong phép thử động học.
3.16. Tải trọng giữ lớn nhất (maximum arrest load)
Lực lớn nhất đo được tại neo đầu mút của dây cứu sinh ngang đàn hồi trong phép thử động học.
3.17. Khoảng trống nhỏ nhất (minimum clearance)
Khoảng cách nhỏ nhất tính từ điểm neo yêu cầu để đảm bảo người sử dụng không va chạm vào nền đất hoặc chướng ngại vật trong khi rơi.
CHÚ THÍCH: Khoảng trống này có thể kể cả khoảng cách rơi tổng cộng, chiều cao của công nhân và khoảng biên an toàn.
3.18. Dụng cụ liên kết di động (mobile attachment device)
Dụng cụ được thiết kế và lắp ráp hoặc gắn vào, để nối thiết bị chống rơi ngã cá nhân với một dây cứu sinh ngang đàn hồi và có thể trượt dọc theo dây cứu sinh.
CHÚ THÍCH: Nhìn chung các dụng cụ liên kết di động không thể thay thế cho nhau giữa các hệ thống của các nhà sản xuất khác nhau, hoặc giữa các kiểu hệ thống khác nhau của cùng một nhà sản xuất.
3.19. Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi nhiều khẩu độ (multi-span flexible horizontal lifeline system)
Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi được đỡở nhiều điểm, dọc theo chiều dài của dây bằng các neo trung gian và các bộ phận nối với neo trung gian.
Xem Hình 1.
3.20. Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi một khẩu độ (single span flexible horizontal lifeline system)
Hệ thống dây cứu sinh ngang đàn hồi không có các neo trung gian.
CHÚ THÍCH: Hệ thống này chỉ được đỡ bằng hai neo đầu mút.
3.21. Khoảng cách rơi tổng cộng (total fall distance)
Khoảng cách thẳng đứng lớn nhất giữa liên kết chống rơi ngã cá nhân với dây cứu sinh ngang đàn hồi tại thời điểm bắt đầu rơi tự do và sau khi sự rơi dừng lại, kể cả độ võng động của dây cứu sinh ngang đàn hồi, khoảng cách rơi tự do và sự kéo dài của (các) bộ phận, ví dụ sự giãn của dây đỡ/thiết bị hấp thụ năng lượng.
CHÚ DẪN
1 neo đầu mút
2 bộ phận nối với neo đầu mút
3 dây cứu sinh ngang
4 neo trung gian
5 bộ phận nối với neo trung gian
6 dụng cụ liên kết di động
1 neo đầu mút
2 nối với neo đầu mút
3 khẩu độ tổng cộng
4 điểm thấp nhất khi rơi
5 chướng ngại vật cao nhất
6 sàn làm việc
Cp khoảng trống nhỏ nhất yêu cầu bên dưới sàn làm việc
Cmin khoảng trống nhỏ nhất sau khi rơiít nhất là 1 m
IFFDkhoảng cách rơi tự do
Hdchiều cao của vòng chữ D so với nền đất khi người công nhân đứng
Hfchiều cao của vòng chữ D so với ngón chân của người công nhân khi treo lơ lửng
Hi chiều cao của vòng chữ D so với ngón chân của người công nhân khi bắt đầu rơi (Hi =Hd khi người công nhân đứng)
IMDD hoảng cách võng lớn nhất
Xh độ giãn của dây đỡ
Xsđộ kéo dài của thiết bị hấp thụ năng lượng (và/hoặc độ giãn của dây treo)
aGiá trị của Hd = 1,5 m được giả định cho người sử dụng cao 1,8 m.
Tổng Kết
Trên đây là tiêu chauarn khi sử dụng dây an toàn bảo hộ lao động. Mong các bạn có thêm nhiều kiến thức hữu ích sau bài viết này.