Hiện nay trong các lĩnh vực công nghiệp thì loại vật liệu EPDM đang được ứng dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong quá trình sản xuất các mối nối phụ kiện ống, van công nghiệp cũng như là các loại mối nối phức tạp. Vậy thì loại vật liệu EPDM là gì và vật liệu này có tính ứng dụng như thế nào?
Tổng quan về cao su EPDM
Khái niệm về cao su EPDM
Cao su EPDM hay còn được biết đến với tên gọi đầy đủ là Ethylene Propylene Diene Monomer là một loại vật liệu cao su tổng hợp với tính chất vô cùng bền cũng như là sở hữu độ linh hoạt cao. Bên cạnh đó, loại vật liệu cao su EPDM này hiện đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến ở trong nhiều lĩnh vực khác nhau, có thể kể đến như các lĩnh vực về sản xuất các loại phương tiện di chuyển, được ứng dụng trong quá trình chế tạo các vật dụng có chức năng làm kín các loại cửa sổ hay cửa ra vào cũng như là các hệ thống ống làm mát.
Khái niệm về cao su EPDM
Ngoài ra, loại vật liệu cao su EPDM còn được ứng dụng trong các phòng lạnh cũng như là lớp phủ chống trượt cho mặt sàn và sân chơi,… Hơn nữa, cao su EPDM là một loại vật liệu vô cùng đặc biệt bởi loại vật liệu này có những công dụng vô cùng hữu ích đối với các hệ thống lợp mái bởi sự kết hợp vô cùng độc đáo của các đặc tính ưu việt của loại vật liệu này.
Có thể bạn chưa biết thì loại vật liệu cao su EPDM là một loại vật liệu có tính chất đàn hồi cực tốt hoặc cũng có thể nói rằng cao su EPDM là một loại polymer vừa có đặc tính nhớt vừa sở hữu khả năng đàn hồi tốt. Trong trường hợp loại vật liệu cao su EPDM này bị kéo căng thì nó cũng có thể quay về trạng thái ban đầu vô cùng nhanh chóng.
Bên cạnh đó, nhìn vào tên gọi đầy đủ của loại vật liệu này thì có thể bạn cũng sẽ biết rằng loại vật liệu cao su EPDM được cấu tạo từ hai thành phần chính, đó là ethylen và propylene. Đây là hai loại chất hóa học có nguồn gốc từ dầu mỏ và khí tự nhiên.
Lịch sử và nguồn gốc về cao su EPDM
Cao su EPDM chính thức được phát hiện lần đầu tiên trên thế giới vào năm 1962 và vào thời điểm này cao su EPDM thường được sử dụng giống như là màng lợp. Đến năm 1970, loại vật liệu cao su EPDM càng lúc càng được ứng dụng phổ biến và rộng rãi hơn trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Trong khoảng thời gian cuối những năm 80 của thế kỷ trước thì công ty Firestone Building Products đã bắt đầu tiến hành sản xuất các loại sản phẩm tấm lợp được làm từ chất liệu cao su EPDM phiên bản riêng của họ.
Ngay vào những năm kế tiếp thì một nhà khoa học nổi tiếng người Đức có tên Karl Ziegler đã tạo ra bước đột phá khoa học trong các quá trình sản xuất loại vật liệu cao su EPDM và từ đó đã tạo ra một bước ngoặt vô cùng tích cực trong quá trình phát triển của loại vật liệu này.
Xem thêm: Tất tần tật về khóa dán Velcro
Phân loại cao su EPDM
Chúng ta đã cùng tìm hiểu qua về các thông tin tổng quan của loại vật liệu cao su EPDM. Tiếp theo chúng ta sẽ cùng nhau giải đáp cho câu hỏi có bao nhiêu loại cao su EPDM trên thị trường hiện nay cũng như là về các tính chất nổi bật của từng loại.
Phân loại cao su EPDM
Cao su EPDM trắng
- Sở hữu khả năng chống các loại hóa chất cũng như là khả năng tương thích tốt trong các điều kiện va đập cũng như là trước sự tác động của các tác nhân như Oxy, tia cực tím (UV), Ozone.
- Có khả năng chống chịu trước những điều kiện môi trường thời tiết khắc nghiệt cũng như là các môi trường tiếp xúc với thực phẩm.
- Đạt giấy chứng nhận tiêu chuẩn chất lượng FDA trong thực phẩm.
- Nhiệt độ hoạt động dao động trong khoảng từ -25 độ C đến 140 độ C.
Cao su EPDM đen
- Sở hữu khả năng chống chịu vô cùng tốt trong các loại môi trường axit loãng, dầu động vật cũng như là dầu thực vật và kháng Ozone.
- Có khả năng ngăn ngừa sự gây hại đến từ tia cực tím trong ánh sáng mặt trời.
- Nhiệt độ hoạt động dao động trong khoảng từ -40 độ C đến 130 độ C.
- Được ứng dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong quá trình sản xuất các loại sản phẩm có chức năng làm kín trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp như kết nối nắp bồn, đệm làm kín oring, gasket cao su lồng khe cửa cũng như là gioăng làm kín mặt bích.
Công dụng của cao su EPDM
Các loại vật liệu cao su EPDM trên thị trường hiện đang được ứng dụng vô cùng rộng rãi và phổ biến trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Sau đây là những ứng dụng nổi bật của vật liệu cao su EPDM.
Công dụng của cao su EPDM
Ứng dụng trong sản xuất gioăng đệm mặt bích Gasket
Vật liệu cao su EPDM được ứng dụng để làm ron đệm có chức năng làm kín trong các mặt bích của các hệ thống đường ống. Trong trường hợp này thì loại vật liệu cao su EPDM có chức năng chống rò rỉ.
Sử dụng như một cách để làm kín gioăng cửa
Vật liệu cao su EPDM được ứng dụng để làm ron cửa trong cac vị trí của cửa các loại xe ô tô cũng như là ron trong ngành công nghiệp sản xuất tàu biển bởi cao su EPDM có đặc tính kháng tốt với nước biển.
Ứng dụng trong công nghiệp thực phẩm
Vật liệu cao su EPDM có công dụng tương tự như loại vật liệu silicone trắng. Trong trường hợp này thì các loại vật liệu cao su EPDM được ứng dụng vô cùng phổ biến và rộng rãi trong các ngành công nghiệp thực phẩm bởi đây là một loại vật liệu an toàn và có giá thành thấp hơn so với vật liệu silicone trắng.
Sử dụng nhưu là O-ring, seal và phớt thủy lực
Vật liệu cao su EPDM được ứng dụng để làm o-ring, seal, cũng như là phớt trong các loại sản phẩm, thiết bị thủy lực, khí nén,…
Kết luận
Trên đây là những thông tin cơ bản về loại vật liệu cao su tổng hợp EPDM mà chúng tôi đã tổng hợp từ nhiều nguồn thông tin xác thực khác nhau. Qua bài viết này chúng tôi mong bạn sẽ có thêm được những kiến thức về loại vật liệu hiện đang được ứng dụng vô cùng phổ biến này cũng như là các công dụng nổi bật của cao su EPDM.
Xem thêm: Top 3 thương hiệu ống nhựa chất lượng tại Việt Nam