Công nghiệp là một ngành có vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hiện nay. Vậy ngành công nghiệp là gì ? Và cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay ra sao ? Hãy cũng EI Industrial tham khảo những thông tin dưới đây để có thể hiểu rõ hơn về ngành công nghiệp cũng như cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay.
Ngành Công Nghiệp Là Gì?
Ngành công nghiệp (tiếng Anh là Industry) là những ngành bao gồm công việc và quy trình liên quan đến:
- Thu thập nguyên liệu thô và chế biến những nguyên liệu đó thành sản phẩm trong các nhà máy.
- Sửa chữa máy móc, thiết bị và vật phẩm tiêu dùng.
Tóm lại, tất cả các hoạt động khai thác, chế biến và sửa chữa, không phân biệt kích thước, hình thức và loại công cụ lao động, dù thông qua máy móc hiện đại, bán cơ khí hay cơ khí, hoặc bằng công cụ thô sơ dựa vào sức lao động và sự khéo léo của chân tay người lao động là chính, đều xếp vào ngành công nghiệp.
Xem thêm: Công nghiệp nặng là gì? Công nghiệp nặng có vai trò gì trong nền kinh tế?
So Sánh Ngành Công Nghiệp Với Các Ngành Khác
Ngành công nghiệp với ngành nông nghiệp
Trong khi ngành nông nghiệp là ngành kết hợp lao động của con người với quá trình phát triển tự nhiên của sinh vật để tạo ra sản phẩm. Thì ngành công nghiệp kết hợp thêm máy móc để quá trình tạo ra sản phẩm nhanh và tiên tiến hơn.
Ngành công nghiệp với ngành xây dựng
Ngành công nghiệp chủ yếu là khai thác và chế biến, còn ngành xây dựng cơ bản thì chủ yếu là xây và lắp. Sản phẩm của ngành xây dựng cơ bản sản xuất đơn chiếc, mỗi lần sản xuất lại phải thiết kế và thi công. Sản phẩm của ngành công nghiệp thì có thể sản xuất hàng loạt lớn, qui trình kĩ thuật sản xuất tương đối ổn định.
Ngành công nghiệp với ngành vận tải hàng hóa
Ngành công nghiệp làm ra sản phẩm mới cho xã hội, còn ngành vận tải hàng hóa không làm ra sản phẩm mới cho xã hội mà chỉ làm tăng thêm giá trị của sản phẩm.
Ngành công nghiệp khác với ngành thương nghiệp
Ngành thương nghiệp không khai thác, chế biến hoặc sửa chữa sản phẩm của xã hội như ngành công nghiệp mà chỉ làm nhiệm vụ phân phối và tiêu thụ hàng hóa.
Ngành công nghiệp với ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt
Ngành phục vụ công cộng và phục vụ sinh hoạt không làm ra sản phẩm cho xã hội, mà chỉ phục vụ trực tiếp cho đời sống của con người.
Cơ Cấu Ngành Công Nghiệp Hiện Nay
Cơ cấu ngành công nghiệp bao gồm:
- Cơ cấu công nghiệp theo ngành
- Cơ cấu công nghiệp theo lãnh thổ
- Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành
Cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành là tỉ trọng giá trị sản xuất của từng ngành hoặc nhóm ngành trong toàn bộ hệ thống các ngành công nghiệp. Nó được hình thành trong một khoảng thời gian nhất định tùy theo những điều kiện cụ thể ở trong và ngoài nước.
Các nhóm ngành công nghiệp
Ngành công nghiệp được phân thành 3 nhóm với 29 ngành công nghiệp:
- Nhóm công nghiệp khai thác (4 ngành).
- Nhóm công nghiệp chế biến (23 ngành).
- Nhóm công nghiệp sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước (2 ngành).
Trong đó, có một số ngành công nghiệp trọng điểm như là: Năng lượng, Chế biến lương thực – thực phẩm, Dệt – may, Hóa chất – phân bón – cao su, Vật liệu xây dựng, Cơ khí – điện tử…là những ngành có thế mạnh lâu dài, hiệu quả cao về kinh tế – xã hội.
Sự chuyển dịch của cơ cấu ngành công nghiệp theo ngành
Trong nền kinh tế hiện nay, để có thể thích nghi với tình hình và hội nhập vào thị trường khu vực và thế giới, cơ cấu ngành công nghiệp nước ta có sự chuyển dịch rõ rệt và đang theo hướng hoàn thiện cơ cấu ngành. Cụ thể:
- Xây dựng cơ cấu ngành công nghiệp tương đối linh hoạt.
- Đẩy mạnh các ngành công nghiệp chế biên nông – lâm – thủy sản.
- Tập trung phát triển công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí.
- Đưa công nghiệp nặng đi trước một bước.
- Đổi mới và đầu tư các trang thiết bị và công nghệ.
Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ
Cơ cấu ngành công nghiệp theo lãnh thổ là tỉ trọng theo giá trị sản lượng của các ngành công nghiệp trong mỗi vùng so với cả nước. Các ngành công nghiệp được phân bố và sắp xếp một các khác nhau giữa các vùng.
Khu vực tập trung chủ yếu các hoạt động công nghiệp
- Ở Bắc Bộ: khu vực tập trung công nghiệp cao nhất cả nước là đồng bằng sông Hồng.
- Ở Nam Bộ: hình thành một dải phân bố công nghiệp, các trung tâm công nghiệp hàng đầu cả nước như là Thành Phố Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Bà Rịa – Vũng Tàu…
- Ở Duyên hải miền Trung: quan trọng nhất là trung tâm Đà Nẵng, bên cạnh đó có các trung tâm như là Vinh, Quy Nhơn, Nha Trang…
- Ở các vùng còn lại, nhất là vùng núi, các ngành công nghiệp vẫn còn phát triển chậm, phân bố rời rạc và phân tán chưa đều.
Nguyên nhân về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp của nước ta
Thứ nhất, tài nguyên thiên nhiên, nguồn lao động có tay nghề, thị trường, kết cấu hạ tầng và vị trí thuận lợi thường được gắn liền với những khu vực tập trung những ngành công nghiệp phát triển mạnh mẽ.
Thứ hai, do sự thiếu hụt của các nhân tố trên, đặc biệt là giao thông vận tải, nên những khu vực trung du và miền núi gặp nhiều hạn chế trong phát triển công nghiệp.
Cơ cấu ngành công nghiệp theo thành phần kinh tế
Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế bao gồm:
- Khu vực kinh tế Nhà nước: Trung ương và địa phương.
- Khu vực kinh tế ngoài Nhà nước: tập thể, tư nhân, cá thể.
- Khu vực có vốn đầu tư nước ngoài.
Xu hướng chung
Giảm mạnh tỉ trọng của khu vực Nhà nước, tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt là khu vực có vốn đầu tư của nước ngoài.
Với cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng, những nhu cầu trong và ngoài được sẽ được đáp ứng một cách triệt để. Đồng thời, cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng cũng giúp thúc đẩy sự tăng trưởng và chuyển dịch cơ cấu kinh tế của nước ta hiện nay.
Kết Luận
Như vậy, hy vọng với những thông tin mà EI Industrial đã chia sẻ ở phía trên sẽ giúp ích được bạn trong việc nắm bắt những thông tin về ngành công nghiệp cũng như cơ cấu ngành công nghiệp hiện nay. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Mọi nhu cầu thắc mắc cũng như liên hệ
CÔNG TY CỔ PHẦN EI INDUSTRIAL
- (028) 3535 1323
- info@eiindustrial.com
- eiindustrial.com (http://eiindustrial.com/)
- TP.HCM: A01-06 Hoàng Anh River View, 37 Nguyễn Văn hưởng, Thảo Điền, Thành phố Thủ Đức, TP. HCM