Hiện nay có rất nhiều người lầm tưởng rằng chọn size giày bảo hộ cũng tương tự như việc chọn size những đôi giày thông thường khác. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn tất tần tật về cách chọn size giày bảo hộ để giúp cho bạn có thể mua được cho mình những đôi giày bảo hộ ưng ý nhất.
Tại sao nên lựa chọn một đôi giày bảo hộ vừa size chân?
Tại Sao Nên Lựa Chọn Một Đôi Giày Bảo Hộ Vừa Size Chân?
Giày bảo hộ lao động là một trong những vật dụng không thể thiếu đối với các anh em kỹ sư, công nhân bởi giày bảo hộ lao động được tạo ra nhằm giúp bảo vệ đôi chân của người sử dụng tránh khỏi những tác nhân gây hại đến từ môi trường như những vật sắc nhọn hay hóa chất,…
Mặc dù giày bảo hộ lao động được khai sinh ra với chức năng chính là giúp bảo vệ đôi chân của người tiêu dùng nhưng về cơ bản thì giày bảo hộ vẫn dùng cho việc đi lại. Thế nên việc chọn cho mình một đôi giày bảo hộ có size phù hợp là một điều quan trọng bởi 2 lí do chính sau:
- Một đôi giày bảo hộ lao động nếu như quá chật so với bàn chân thì có thể dẫn đến tình trạng người sử dụng sẽ cảm thấy bị đau đầu ngón chân và đau phần gót chân.
- Trường hợp ngược lại, nếu như bạn sử dụng một đôi giày bảo hộ lao động quá rộng thì sẽ dẫn đến tình trạng đôi giày sẽ dễ bị tuột ra trong quá trình bạn di chuyển, tạo cảm giác bất tiện trong quá trình làm việc. Vì vậy, chuyện lựa chọn một đôi giày bảo hộ có size phù hợp sẽ giúp người sử dụng cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn cũng như cải thiện đáng kể khả năng bảo vệ cho đôi chân người sử dụng.
Xem thêm: Những điều bạn cần biết về thương hiệu giày bảo hộ Safety Jogger
Các Bước Đo Kích Cỡ Chân Để Chọn Size Giày Bảo Hộ Lao Động
Bước 1: Tính Ước Lượng
Để biết được size giày bảo hộ lao động nào vừa vặn với đôi chân của mình thì chúng ta cần đo chiều dài và chiều rộng của bàn chân. Trước khi tiến hành đo kích cỡ của bàn chân, ở bài viết này sẽ quy ước chiều rộng của bàn chân sẽ ký hiệu là N còn chiều dài của bàn chân sẽ được ký hiệu là L.
Bước 2: Chuẩn Bị Dụng Cụ
Bạn cần chuẩn bị những dụng cụ đơn giản sau:
- Một mảnh giấy lớn hơn cỡ bàn chân.
- Một cây viết chì.
- Một cây thước kẻ.
Bước 3: Vẽ Kích Cỡ Bàn Chân Lên Giấy Để Xác Định Size Giày Bảo Hộ Tương Ứng
Đầu tiên, bạn cần để tờ giấy nằm yên ở trên mặt phẳng, sau đó ướm chân lên giấy và giữ cho bàn chân luôn được cố định trên tờ giấy để có được kết quả đo một cách chính xác nhất.
Ướm chân lên giấy và giữ cho bàn chân luôn được cố định
Tiếp theo, vẽ lại khung chân của bạn lên tờ giấy bằng cây bút chì đã được chuẩn bị từ trước. Chú ý cẩn thận vẽ chậm tay và đồ nét từng chút một để để bảo độ chính xác cho quá trình đo.
Vẽ kích cỡ bàn chân lên giấy
Bước 4: Đánh Dấu Các Số Đo Chiều Dài Và Chiều Rộng Của Bàn Chân
Kế tiếp, dùng bút chì để hoàn thiện bản phác thảo khung bàn chân bằng cách vẽ những đường thẳng chạm vào các điểm trên cùng, dưới cùng và hai bên của bản phác thảo.
Dùng bút chì để hoàn thiện bản phác thảo khung bàn chân
Bước 5: Đo Chiều Dài Chân
Để thực hiện bước này, bạn cần sử dụng thước kẻ để đo đường thẳng vuông góc với hai đường kẻ trên và dưới.
Đo chiều dài chân
Trong quá trình phác thảo kích cỡ của khuôn chân sẽ luôn có những sai số bởi các đường kẻ thường sẽ ít nhiều bị lệch so với kích cỡ thực tế của bàn chân. Vì thế, sau khi có được kết quả đo thì bạn cần làm tròn số đo xuống trong khoảng 0,4 cm.
Bước 6: Xác Định Size Giày Bảo Hộ Lao Động Dựa Theo Bảng Quy Đổi
Cuối cùng, lấy kết quả các số đo ở những bước trên và đem đối chiếu với bảng quy đổi size giày bảo hộ lao động dưới đây để tìm ra được size giày bảo hộ phù hợp nhất với kích cỡ chân của mình.
Bảng Quy Đổi Size Giày Bảo Hộ | ||
Size | Chiều dài (cm) | Chiều rộng (cm) |
35 | 22,1 -22,5 | 8,5 |
36 | 22,6 – 24 | 8,5 – 9 |
37 | 23,1 – 23,5 | 9 |
38 | 23,6 -24 | 9 – 9,5 |
39 | 24,1 – 24,5 | 9,5 |
40 | 24,6 – 25 | 9,5 – 10 |
41 | 25,1 – 25,5 | 10 |
42 | 25,6 – 26 | 10 – 10,5 |
43 | 26,1 – 26,5 | 10,5 |
44 | 26,6 – 27 | 10,5 – 11 |
45 | 27,1 – 27,5 | 11 |
Lưu ý:
- Thời gian tốt nhất để tiến hành đo kích cỡ của bàn chân là vào cuối cùng, đó là thời điểm đôi chân của bạn được thư giãn và ở trạng thái giãn nở nhất trong ngày để chọn được size giày thoải mái nhất.
- Nếu kích cỡ hai bàn chân của bạn không bằng nhau thì hãy chọn size giày dựa theo bên chân có kích cỡ lớn hơn, để đảm bảo dù chân của bạn có bị giãn nở do vận động nhiều thì chúng vẫn được dễ chịu.
- Khi đo kích cỡ chân, bạn nên đo khi đã đeo đôi tất mà bạn định đi khi sử dụng đôi giày đó. Bạn nên cẩn thận khi đo đạc và nên cố gắng đo chính xác với sai số dưới 0,5 cm để tránh việc lựa chọn một đôi giày có size không vừa vặn với chân của mình.
Bảng Quy Đổi Các Hệ Thống Size Giày Quốc Tế
Ở những khu vực, quốc gia khác nhau trên thế giới sẽ có những cách ký hiệu size giày khác nhau, bạn có thể tham khảo bảng quy đổi bên dưới trong trường hợp cần thiết:
Hệ Thống | Size | ||||||||||
EU | 35 | 36 | 37 | 38 | 39 | 40 | 41 | 42 | 43 | 44 | 45 |
US | 4 | 4,5 | 5 | 6 | 7 | 7,5 | 8 | 8,5 | 9 | 10 | 11 |
UK | 3 | 3,5 | 4 | 5 | 6 | 7 | 7,5 | 8 | 9 | 10 | 10,5 |
Japan | 22,5 | 23 | 24 | 24,5 | 25 | 25,5 | 26,5 | 27 | 28 | 28,5 | 29 |
Korea | 220 | 225 | 235 | 240 | 245 | 250 | 260 | 265 | 275 | 280 | 285 |
Những Sai Lầm Thường Gặp Khi Mua Giày Bảo Hộ Lao Động
Mua Giày Vào Buổi Sáng Sớm
Thông thường, bạn nên đi mua giày vào buổi tối nếu có thể thay vì vào buổi sáng bởi sau một ngày dài vận động thì chân của bạn sẽ giãn nở ra. Dù khác biệt ở kích thước là không nhiều nhưng cũng đủ để phần nào đó ảnh hưởng xấu đến trải nghiệm của bạn.
Không Mang Tất Trong Quá Trình Thử Giày
Việc không mang tất trong quá trình thử giày sẽ khiến cho bạn phải mất thêm một khoảng thời gian để tính toán độ lệch giữa việc khi thử giày không mang tất và khi mang giày thực tế có tất.
Bạn có thể tự chuẩn bị sẵn cho mình một đôi tất cho việc thử giày bảo hộ nếu bạn lo sợ về mức độ vệ sinh của những đôi tất có sẵn trong cửa hàng để phục vụ quá trình thử giày của bạn.
Không mang tất trong quá trình thử giày
Không Thử Di Chuyển Trên Đôi Giày Mới
Nếu bạn đã cất công đi đến tận cửa hàng để tìm mua cho mình những đôi giày bảo hộ lao động thì bạn vội gì mà không thử thắt dây, mang giày thử đi lại trong cửa hàng để cảm nhận thử xem đôi giày mình đang lựa chọn có mang lại sự thoải mái trong việc di chuyển không.
Không thử di chuyển trên đôi giày mới
Kết luận
Trên đây là bài viết hướng dẫn chọn size giày bảo hộ lao động chính xác nhất. Nếu thấy bài viết hay và bổ ích thì đừng quên theo dõi Halana để biết thêm nhiều thông tin chi tiết. Cảm ơn bạn đã theo dõi!
Xem thêm: Giày bảo hộ Dragon – Thương hiệu Việt Nam đạt tiêu chuẩn quốc tế