Bơm thủy lực là một trong những thiết bị quan trọng và cực kỳ cần thiết trong vận hành hệ thống làm việc bằng dầu, nhớt hay chất lỏng thủy lực. Bài viết này sẽ cung cấp cho các bạn thêm thông tin về bơm thủy lực cũng như giải đáp một số thắc mắc liên quan đến sản phẩm.
Bơm thủy lực là gì?
Bơm thủy lực có tiếng anh là Hydraulic Pumps. Đây là một trong những thiết bị cực kỳ hữu dụng trong việc giúp chuyển hóa năng lượng từ trục động cơ thành năng lượng. Qua đó góp phần chính cung cấp cho dòng môi chất, thường là dầu thủy lực và sau đó thành lực hay momen nhờ cơ cấu chấp hành là xi lanh thủy lực hay động cơ thủy lực. Bơm thủy lực được đánh giá là thiết bị trung tâm, đóng vai trò quan trọng trong hệ thống. Hệ thống bao gồm: bơm, động cơ, nguồn cấp dầu, các loại van, xi lanh thủy lực và một số phụ kiện khác.
Nhiều người luôn quan niệm rằng, hệ thống chỉ hoạt động ổn định và đặt năng suất cao nếu như bơm hoạt động tốt. Liệu điều đó là đúng hay sai? Bơm thủy lực được hiểu như là nguồn động lực lớn, là “cánh tay phải” của hệ thống với vai trò thực hiện công đoạn hút chất lỏng thủy lực ở bơm hay thùng chứa, đồng thời đẩy với áp suất cao vào hệ thống. Bơm tay thủy lực thông qua quá trình kiểm soát bằng van thủy lực và kết nối sẽ cung cấp đầy đủ công suất truyền động thủy lực.
Thông số kỹ thuật bơm thủy lực
Nhìn chung, các loại bơm dầu thủy lực thường đa dạng mức áp suất làm việc và thông số kỹ thuật bơm thủy lực thường dao động là:Áp suất lên đến 700 bar hoặc 10000 Psi: Qua đó cho phép lắp đặt ở nhiều vị trí khác nhau như trên thùng dầu…
- Áp suất lớn nhất vào khoảng 250kg/cm2
- Áp suất định mức: 210 kg/ cm2
- Tốc độ: 500- 3000
- Tầng bơm: 1-3
- Tốc độ bơm: 3000 vòng/ phút
Đặc điểm cấu tạo của bơm thủy lực
Với sự ổn định và mạnh mẽ trong hoạt động, bơm thủy lực được tích hợp rất nhiều bộ phận cao cấp. Cụ thể, cấu tạo của bơm thủy lực bao gồm:
- Vỏ bơm
- Đường cấp dầu vào
- Đường dầu ra
- Phớt
- Cánh gạt, bánh răng hay piston (tùy thuộc vào từng loại)
Nguyên lý hoạt động của bơm thủy lực
Các loại bơm thủy lực nhìn chung đều hoạt động theo một nguyên lý nhất định. Đó là: Bơm thủy lực cùng với áp suất cao sẽ tạo ra một dòng chảy chất lỏng thủy lực đủ mạnh để vượt qua những áp lực cản trở của tải. Trong suốt quá trình vận hành, thiết bị bơm sẽ lần lượt thực hiện hai chức năng:
- Trước hết, lực cơ học sẽ tác động để hình thành nên chân không ở phần cửa vào của bơm. Nhờ vào áp suất khí mà lực để đưa dầu, nhớt, chất lỏng thủy lực từ nguồn bơm hay thùng chứa đã được tạo ra.
- Tiếp theo sau đó, chất lỏng được tạo ra này dưới tác động của lực cơ học sẽ được đưa vào đường vào của bơm và tạo lực đẩy đi vào hệ thống
Nhìn chung, công suất của bơm thủy lực được dễ dàng xác định thông qua: áp suất vận hành và và dòng chảy cung cấp bởi bơm. Một điều bạn luôn cần phải ghi nhớ đó chính là bơm tạo ra dòng chảy của chất lỏng và dầu chứ không tạo ra áp suất. Chính vì vậy mà nếu áp suất đầu ra của bơm bằng 0 thì điều đó cho thấy rằng bơm không được đấu nối với hệ thống do tạo ra dòng chảy cần thiết giúp chống lại lưu lượng chất lỏng trong hệ thống, đời thời thúc đẩy làm tăng áp suất lên.
Ứng dụng của bơm thủy lực
Trên thực tế, chúng ta có thể dễ dàng bắt gặp những ứng dụng của bơm dầu thuỷ lực trong nhiều lĩnh vực khác nhau. Tiêu biểu trong số đó có thể kể đến như:
- Bơm thủy lực được ứng dụng rộng rãi trong việc tạo ra dòng chất lỏng có áp lực cao giúp phục vụ các hoạt động sản xuất. Qua đó phần nào giúp tiết kiệm sức người, giảm lượng nhân công, tăng năng suất cũng như sản lượng và tiết kiệm được một khoản chi phí bỏ ra
- Bơm thủy lực phục vụ chủ yếu cho các nhà máy cơ khí chế tạo, chế tạo sản xuất vật liệu xây dựng, sản xuất và lắp ráp ô tô, luyện kim, chế biến gỗ, hóa chất, sản xuất giấy, công nghiệp nhựa, hàng không…
- Đối với bơm thủy lực mini: ứng dụng vào lắp đặt cánh tay robot cho ngành lắp ráp máy móc, linh kiện, dệt may…
- Lắp cho các bộ nguồn phục vụ vận tải hàng hóa, xây dựng công trình, khai thác khoáng sản, xử lý rác thải hay trong các nhà máy nhiệt điện, thủy điện…